Mời các bạn cùng điểm qua một số sự kiện nổi bật của không gian tiền số trong bản tin chiều ngày 08/07/2022 của TintucNFT.
1.Binance trở thành nhà cung cấp dịch vụ tiền điện tử ở Tây Ban Nha
Công ty con của sàn giao dịch tiền điện tử Binance – Moon Tech Spain, đã nhận được giấy phép Nhà cung cấp dịch vụ tài sản kỹ thuật số (VASP) từ ngân hàng Trung ương Tây Ban Nha vào ngày 7/7, cho phép sàn giao dịch cung cấp dịch vụ lưu ký và trao đổi tiền điện tử trong nước một cách hợp pháp. Chia sẻ về điều này, CEO của Binance – Changpeng Zhao cho biết sự mở rộng sang Tây Ban Nha là kết quả của quá trình nỗ lực và tập trung vào việc bảo vệ người dùng. “Việc tuân theo các quy định là điều cần thiết để tiền điện tử được áp dụng rộng rãi. Chúng tôi đã đầu tư đáng kể vào việc tuân thủ và giới thiệu các công cụ, cũng như chính sách tuân thủ AMLD 5 và 6, để đảm bảo rằng nền tảng của chúng tôi an toàn và đáng tin cậy nhất trong ngành” – Ông nói. Quim Giralt – CEO của Binance chi nhánh Tây Ban Nha cũng đã có những chia sẻ tích cực về điều này. Theo ông, tiếp theo công ty sẽ mở rộng đội ngũ ở Tây Ban Nha và làm cho các dịch vụ của sàn giao dịch trở nên dễ tiếp cận hơn. Đồng thời, họ sẽ chiêu mộ những nhân tài tại địa phương để phục vụ cho thị trường Tây Ban Nha và góp phần phát triển hệ sinh thái trong nước.
2.Ngân hàng được quản lý bởi EU đưa USDC vào hệ thống thanh toán
Banking Circle, một ngân hàng Châu Âu tập trung vào thanh toán xuyên biên giới, đã thông báo vào thứ Sáu về việc áp dụng USD Coin (hay còn gọi là USDC) trên nền tảng của mình như một phương thức chấp nhận, xử lý và giải quyết thanh toán. Tính năng thanh toán này được kích hoạt như một phần dịch vụ mới của Banking Circle, nhắm mục tiêu đến các ngân hàng và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, cho phép họ tạo điều kiện thanh toán bên ngoài đường ray ngân hàng truyền thống. Theo thông báo, sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase sẽ là một trong những nhà cung cấp thanh khoản cho Banking Circle. Công ty cho biết việc áp dụng USDC được coi là một bước quan trọng trong việc dân chủ hóa tài chính toàn cầu, vì điều này mang lại lợi thế về hòa giải, tốc độ và chi phí. Mishal Ruparel (Người đứng đầu dịch vụ tài sản kỹ thuật số tại Banking Circle), đã chia sẻ rằng việc tích hợp USDC là động thái đầu tiên của ngân hàng vào thị trường tiền điện tử. Ngoài ra, Banking Circle sẽ xem xét bổ sung thêm các stablecoin được chốt bằng USD khác cũng như các loại tiền điện mới trong tương lai.
3.Các hiệp hội tín dụng lên tiếng phản đối việc phát hành CBDC ở Hoa Kỳ
Hiệp hội Quốc gia của các Liên đoàn Tín dụng được Bảo hiểm Liên bang (viết tắt là NAFCU) đã lên tiếng phản đối việc phát triển tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng Trung ương (hay còn gọi là CBDC) ở Hoa Kỳ. Trong một bức thư công khai gửi Bộ Thương mại Hoa Kỳ vào thứ Ba, Andrew Morris (Cố vấn cấp cao về nghiên cứu và chính sách tại NAFCU), đã tuyên bố rằng chi phí của việc phát triển CBDC sẽ lớn hơn lợi ích mà nó đem lại, trong khi có những lựa chọn thay thế vượt trội hơn có thể hoàn thành các mục tiêu tương tự. Qua đó, bức thư cũng đưa ra một số đề xuất sẽ giúp Bộ thương mại nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu của Hoa Kỳ, chẳng hạn như hỗ trợ đổi mới có trách nhiệm trong ngành liên minh tín dụng, và áp dụng luật bảo vệ người tiêu dùng cho các tổ chức, tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận với tài sản kỹ thuật số. NAFCU đã gửi phản hồi tương tự cho Cục Dự trữ Liên bang (hay còn gọi là Fed) vào tháng 5, nói rằng việc quản lý một CBDC sẽ làm xao nhãng nhiệm vụ của Fed.
4.Hacker đã lấy đi hơn 2 tỷ đô la từ các dự án Web3 trong năm 2022
Theo một báo cáo được công bố bởi công ty kiểm toán và bảo mật blockchain CertiK, chỉ trong nửa đầu năm 2022, hacker đã lấy đi hơn 2 tỷ đô la thông qua các cuộc tấn công vào những dự án Web3. Theo kết quả của 27 vụ tấn công vào các nền tảng cho vay riêng biệt, có khoảng 308 triệu đô la đã bị đánh cắp trong quý hai, con số này đã tăng đáng kinh ngạc so với khoản lỗ 14 triệu đô la của quý đầu tiên. Theo CertiK, khi được sử dụng với mục đích xấu, các khoản vay nhanh có thể ảnh hưởng đến giá trị của một mã thông báo cụ thể trên các sàn giao dịch, hoặc mua tất cả các mã thông báo quản trị trong một dự án và bỏ phiếu để loại bỏ tất cả tiền mặt, như trường hợp của Beanstalk hồi tháng 4. Ngoài ra, các vụ tấn công lừa đảo cũng trở nên phổ biến hơn trong khoảng thời gian từ quý đầu tiên đến quý thứ hai của năm nay, cụ thể theo CertiK ghi nhận 290 vụ trong quý gần đây nhất và 106 vụ trong 3 tháng đầu năm. Kể từ đầu quý trước, số vụ tấn công lừa đảo đã tăng 170%.
5.Blockchain. com có khả năng “mất trắng” 270 triệu đô la với khoản nợ của 3AC
Sàn giao dịch tiền điện tử Blockchain. com, có khả năng “mất trắng” khoản vay trị giá 270 triệu đô la từ quỹ đầu tư tiền điện tử Three Arrows Capital (hay còn gọi là 3AC), vì quỹ này hiện phải chịu lệnh thanh lý ở Quần đảo Virgin thuộc Anh. Peter Smith (CEO của Blockchain.com), đã cho biết trong một bức thư gửi cổ đông rằng 3AC đang rơi vào tình trạng vỡ nợ và có khả năng khoản vay 270 triệu đô la sẽ bị ảnh hưởng. Theo Smith, 3AC đã vay và trả hơn 700 triệu đô la tiền điện tử trong 4 năm là đối tác với Blockchain.com. Đồng thời anh ấy cũng nhấn mạnh rằng công ty vẫn ở trạng thái ổn và khách hàng của Blockchain.com sẽ không bị ảnh hưởng. Khoảng 1 tuần trước, Blockchain.com và sàn giao dịch phái sinh Deribit đã được báo cáo là một trong những chủ nợ đã thúc đẩy việc thanh lý của 3AC. Trong một báo cáo của Bloomberg New, Smith cho biết 3AC đã lừa dối ngành công nghiệp tiền điện tử, và công ty của anh ấy nhất định sẽ buộc 3AC phải chịu trách nhiệm tối đa về mặt pháp luật.
6.Hoa Kỳ yêu cầu các sàn giao dịch tiền điện tử của Nhật Bản cắt đứt mọi quan hệ với Nga
Theo một báo gần đây từ Financial Times, các nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã yêu cầu một loạt trong số 31 sàn giao dịch tiền điện tử được cấp phép hoạt động và một số công ty khai thác ở Nhật Bàn buộc phải tạm ngừng hoạt động ở Nga. Cơ quan Dịch vụ tài chính của Nhật Bản (hay còn gọi là FSA) cũng đã nhanh chóng hợp tác, thông qua việc yêu cầu các sàn giao dịch tương ứng, cắt đứt mọi quan hệ còn lại với Nga. Tiền điện tử đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi giữa nhiều nhà lập pháp và cơ quan quản lý, trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga, sau cuộc xâm lược của nước này vào Ukraine vào tháng 2. FSA và Bộ tài chính Nhật Bản cũng đã thông báo vào tháng 3 rằng, bất kỳ công ty tiền điện tử nào xử lý các giao dịch liên quan đến các cá nhân hoặc tổ chức bị trừng phạt ở Nga và Belaurs, đều sẽ bị phạt tiền hoặc bỏ tù. Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Kishida Fumio, Nhật Bản đã áp đặt các biện pháp trừng phạt của riêng mình đối với Nga vào tháng 2, bao gồm lệnh cấm nhập khẩu vàng của nước này, cũng như cấm cung cấp một số dịch vụ kế toán và đóng băng tài sản của Nga. Theo báo cáo của Finance Times, mặc dù nhiều công ty khai thác và sàn giao dịch tiền điện tử của Nhật Bản có thể không hoạt động trực tiếp tại Nga, nhưng các công ty con của họ có thể được sử dụng cho hoạt động này, đây là hành vi bị cáo buộc vi phạm các lệnh trừng phạt.
7.Celsius và Voyager Digital lọt vào “tầm ngắm” của cơ quan quản lý ở Texas và Alabama
Theo một báo cáo từ Blomberg, các cơ quan quản lý chứng khoán ở bang Alabama và Texas, đã bắt tay vào việc điều tra hai công ty tiền điện tử đang gặp khó khăn Celsius và Voyager Digital. Theo Joseph Rotunda (Giám đốc thực thi tại Ủy ban Chứng khoán bang Texas), cơ quan giám sát sẽ điều tra xem liệu hai công ty Celsius và Voyager có báo cáo chính xác việc họ xử lý tiền của khách hàng hay không, đồng thời sẽ xem xét các trường hợp công bố rủi ro. Như đã thông tin trước đó, Celsius đã bất ngờ thông báo ngừng rút tiền vào ngày 13/6, sau khi vấp phải cuộc khủng hoảng thanh khoản, gần đây công ty này đã phải đối mặt với một vụ kiện với cáo buộc dàn dựng kế hoạch Ponzi trắng trợn. Trong khi đó, Voyager Digital buộc phải nộp đơn xin phá sản vào ngày 6/7, sau khi không thu hồi được khoản vay 650 triệu đô la từ quỹ đầu tư tiền điện tử Three Arrows Capital.
8.CRVN Capital trở thành đối tác cấp quốc gia của sàn giao dịch ONUS
CRVN Capital, một quỹ đầu tư tập trung vào các dự án startup tiềm năng trong lĩnh vực Blockchain và Crypto, đã chính thức trở thành đối tác cấp quốc gia của ONUS, một trong những ứng dụng đầu tư tiền điện tử được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam với hơn 1,5 triệu lượt tải, và một hệ sinh thái đầy đủ các sản phẩm tài chính dành cho tất cả mọi người. Với cương vị là đối tác cấp quốc gia, CRVN Capital sẽ cung cấp và hỗ trợ khách hàng tiếp cận một cách nhanh chóng, và kịp thời với mức độ chính xác cao đối với tất cả các dịch vụ có sẵn trên nền tảng của ONUS, như Ví lưu trữ Tài sản kỹ thuật số cho phép lưu trữ, theo dõi, chuyển và quản lý một loạt các loại tiền điện tử như BTC, ETH… dịch vụ mua BTC, USDT và hơn 200 loại tiền điện tử khác, ngoài ra còn hàng loạt các dịch vụ khác như P2P, staking daily, credit line, faming, lauchpad… Để thuận tiện cho vai trò mới, CRVN đã tạo ra một nhóm để giải đáp các thắc mắc và hỗ trợ cộng đồng trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ của Onus.
9.Elon Musk quyết định chấm dứt thương vụ mua lại Twitter
CEO Tesla – Elon Musk, bất ngờ thông báo về ý định chấm dứt thương vụ mua lại gã khổng lồ truyền thông xã hội Twitter trị giá 44 tỷ đô la, thông qua một bức thư gửi tới hội đồng quản trị của nền tảng này vào thứ Sáu. Ban đầu, Musk đã đồng ý mua lại Twitter với giá 54.20 đô la/1 cổ phiếu, tương đương khoảng 44 tỷ đô la bằng tiền mặt. Hội đồng quản trị của Twitter đã nhất trí bỏ phiếu ủng hộ thỏa thuận. Tuy nhiên, theo nội dung bức thư gửi cho Giám đốc pháp lý của Twitter – Vijaya Gadde, Twitter đã không cung cấp rõ thông tin về hai dữ liệu quan trọng, bao gồm quy trình kiểm tra để đưa ra các tài khoản spam và giả mạo trong số những người hoạt động hàng ngày có thể kiếm tiền (viết tắt là mDAU), cũng như xác định và tạm ngừng tài khoản đó. Theo Musk, Twitter được cho là giữ bí mật về quy trình hàng ngày của mDAU trong hai năm qua. Sau đó, Musk khẳng định rằng Twitter đang vi phạm hai phần của thỏa thuận (cụ thể là phần 6.4 và 6.11). Trong khi công ty đã được thông báo về vi phạm của mình kể từ ngày 6/6, và hiện thời gian sửa chữa vi phạm của Twitter theo thỏa thuận đã hết hiệu lực. Tuy nhiên, hội đồng quản trị Twitter đã bày tỏ sự không hài lòng với việc chấm dứt thỏa thuận và từ bỏ giao dịch của Musk, đồng thời tuyên bố rằng họ đang tìm cách giải quyết và sẽ nhờ đến pháp luật nếu cần thiết.
10.Huobi Việt Nam tổ chức sự kiện blockchain tại TP.Hồ Chí Minh
Chi nhánh tại Việt Nam của nền tảng giao dịch tiền điện tử hàng đầu Huobi Global, sẽ tổ chức sự kiện thân mật “Cross The Bear & Bull Market” vào ngày 9/7 tới, tại thành phố Hồ Chí Minh, với sự tham gia của hàng loạt các KOL và đối tác quan trọng của Huobi tại Việt Nam, như Cris D.Tran (Giám đốc chiến lược tại Huobi Việt Nam), Đặng Thiện (CEO của MetaHub), Leon Trương (Chủ tịch DTS Group)… Tại đây, các chuyên gia sẽ trao đổi về tình hình hiện tại của thị trường tiền điện tử, cũng như những khó khăn, thuận lợi mà cộng đồng crypto sẽ đối mặt trong thời gian tới, đồng thời chia sẻ và truyền đạt những kinh nghiệm vượt qua thị trường “gấu” một cách thuận lợi. Huobi Global là một trong những sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu, có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc, đã hoạt động và phát triển ổn định trong hơn 6 năm qua. Ban đầu, Huobi chỉ tập trung vào thị trường tiền điện tử trong nước, cho đến những năm gần đây, tổ chức này mới chuyển hướng sang thị trường toàn cầu. Hiện tại, Huobi đã chính thức lọt top 3 sàn giao dịch điện tử hàng đầu Đông Nam Á cũng như thế giới.
Lưu ý quan trọng: Toàn bộ nội dung trên website chỉ dành cho mục đích thông tin và hoàn toàn không phải là lời khuyên đầu tư hoặc tài chính. Không có thông tin nào trên trang web này cấu thành để: dựa vào, gợi ý, đề nghị hoặc mời gọi, tham gia vào bất kỳ hoạt động nào liên quan đến đầu tư hoặc giao dịch tài sản số.
Và chúng tôi luôn luôn phải nhắn nhủ rằng: Các khoản đầu tư tiền điện tử có tính chất mạo hiểm và rủi ro cao. Đừng đầu tư nhiều hơn những gì bạn có thể để mất.