Bộ trưởng Bộ tài chính Ấn Độ đã nhắc lại lập trường của ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) về thị trường tiền điện tử, cho rằng loại tài sản này được thúc đẩy bởi đầu cơ.
Bộ trưởng Bộ tài chính Ấn Độ – Nirmala Sitharaman, đã lên tiếng kêu gọi sự hợp tác toàn cầu để điều chỉnh thị trường tiền điện tử, thông qua việc đánh giá ưu và nhược điểm của chúng để tạo thành một tiêu chuẩn chung và phân loại.
Phát biểu tại Lok Sabha – Hạ viện của Quốc hội Ấn Độ, Sitharaman đã nói rằng RBI đã đề xuất Chính phủ nên cấm sử dụng tiền điện tử vì nó gây ra rủi ro cho sự ổn định tài chính. Tuy nhiên, Chính phủ đang tìm kiếm một cách tiếp cận toàn cầu:
Bất kỳ luật nào về quy định hoặc lệnh cấm chỉ có thể có hiệu lực sau khi có sự hợp tác quốc tế, để đánh giá rủi ro và lợi ích, cũng như sự phát triển của các tiêu chuẩn và phân loại thông thường.
Sitharaman cũng nhắc lại lập trường của RBI về giá trị của tiền điện tử là dựa trên sự đầu cơ:
Giá trị của tiền tệ fiat được neo bởi chính sách tiền tệ và tình trạng pháp lý của chúng là tài sản hợp pháp. Tuy nhiên, giá trị của tiền điện tử chỉ dựa trên những suy đoán và kỳ vọng về lợi nhuận cao không được cố định.
RBI – duy trì lập trường phản đối tiền điện tử
RBI – ngân hàng Trung ương của Ấn Độ, đã duy trì lập trường phản đối tiền điện tử kể từ năm 2013, khi liên tục đưa ra nhiều lời cảnh báo chống lại việc đầu tư vào tài sản kỹ thuật số, thậm chí cấm các ngân hàng cung cấp dịch vụ cho các công ty tiền điện tử vào năm 2018. Lệnh cấm ngân hàng cuối cùng đã bị bác bỏ sau phán quyết của tòa án tối cao vào năm 2020.
Mặc dù Chính phủ Ấn Độ vẫn chưa có quyết định cuối cùng về việc liệu có nên tiếp tục với lệnh cấm hay điều chỉnh lĩnh vực tiền điện tử non trẻ, nhưng Chính phủ đã tương đối nhanh chóng đề xuất và thực hiện hai luật thuế tiền điện tử, gây tác động mạnh mẽ đến ngành công nghiệp tiền điện tử.
Trong phiên họp Quốc hội vào tháng 1, Bộ trưởng tài chính đã công bố mức thuế 30% đối với lợi nhuận chưa thực hiện và khấu trừ thuế 1% tại nguồn (TDS). Các luật này được dựa theo tương tự luật cá cược và cờ bạc của đất nước, dẫn đến sự sụt giảm ngay lập tức về khối lượng giao dịch trên các sàn giao dịch hàng đầu chỉ vài tuần sau khi mức thuế 30% có hiệu lực.
Khối lượng giao dịch và lợi nhuận của các nhà giao dịch đã giảm sâu hơn, sau khi TDS 1% có hiệu lực vào ngày 1/7. Nhiều “kỳ lân” tiền điện tử đang phát triển mạnh đã bắt đầu di dời cơ sở của họ sang các quốc gia “thân thiện” với tiền điện tử khác, như Dubai và Singapore.
Source: Prashant Jha – Cointelegraph.
Lưu ý quan trọng: Toàn bộ nội dung trên website chỉ dành cho mục đích thông tin và hoàn toàn không phải là lời khuyên đầu tư hoặc tài chính. Không có thông tin nào trên trang web này cấu thành để: dựa vào, gợi ý, đề nghị hoặc mời gọi, tham gia vào bất kỳ hoạt động nào liên quan đến đầu tư hoặc giao dịch tài sản số.
Và chúng tôi luôn luôn phải nhắn nhủ rằng: Các khoản đầu tư tiền điện tử có tính chất mạo hiểm và rủi ro cao. Đừng đầu tư nhiều hơn những gì bạn có thể để mất.