Mời các bạn cùng điểm qua một số sự kiện nổi bật của không gian tiền số trong bản tin vắn crypto ngày 12/10/2022 của TintucNFT .
1, EU lên kế hoạch áp dụng blockchain vào công tác quản lý thuế
Thuế tiền điện tử, cùng với quy định về tiền điện tử, là một nỗi lo lớn đối với các chính phủ trên toàn thế giới. Nghị viện châu Âu hiện đang thực hiện động thái đầu tiên theo hướng đó, 27 quốc gia thành viên của quốc hội đang xem xét một “cách tiếp cận thuế đơn giản hóa” cho những người dùng tiền điện tử tham gia vào các giao dịch. Nghị quyết cũng cho biết thêm rằng các quốc gia thành viên của quốc hội có thể sử dụng công nghệ blockchain trong các chính sách thuế của họ:
“Các đặc tính đặc biệt của Blockchain có thể cung cấp một phương tiện mới để tự động hóa việc thu thuế, ngăn ngừa tham nhũng và xác định chính xác hơn ai là người sở hữu tài sản hữu hình và vô hình, giúp cho việc đánh thuế hiệu quả hơn. Mặt khác, EU cũng đang nỗ lực nâng cao để điều chỉnh ngành công nghiệp tiền điện tử. Luật MiCA, khung quy định đầu tiên về tiền điện tử của khu vực, ban đầu được trình bày trước Ủy ban châu Âu vào năm 2020 và sau đó được Hội đồng châu Âu phê duyệt vào năm 2021. Các chính sách này dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm 2024.
2, Coinbase mở ra bước ngoặt mới cho ngành, khi kết liên minh với Google
Theo CNBC, Google Cloud đã thông báo sẽ hợp tác với sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất nước Mỹ Coinbase để hỗ trợ thanh toán crypto trong năm tới.
Thông tin này được Giám đốc Nền tảng Google Cloud Amit Zavery đưa ra tại hội nghị trực tuyến Cloud Next đang được tổ chức. Ông Zavery tiết lộ Google Cloud sẽ cho phép người dùng thanh toán bằng tiền mã hóa thông qua việc tích hợp bộ công cụ Coinbase Commerce. Dù không công bố danh sách các đồng tiền mã hóa mà Google cho phép hỗ trợ thanh toán, song Coinbase Commerce hiện đang xử lý thanh toán cho 10 đồng crypto gồm Bitcoin, Ethereum , Dogecoin, Tether , USD Coin , Bitcoin Cash, Litecoin Apecoin, Shiba Inu và Dai.
Chưa dừng lại ở đó, Google còn cân nhắc sử dụng Google Prime, dịch vụ lưu ký tiền mã hóa của Coinbase, để bảo quản lượng crypto nhận được. Mối quan hệ hợp tác này đã góp phần làm vựng mạnh mối liên minh giữa những gã khổng lồ truyền thống với các ông lớn crypto
3, Tether đã đóng băng 215 địa chị ví Ethereum trong năm 2022
Theo một tiết lộ từ Whale Alert, nhà phát hành stablecoin lớn Tether đã đóng băng ba giao dịch trị giá hơn 8 triệu đô vào ngày 10 tháng 10. Theo dữ liệu từ nhật ký giao dịch trên Etherscan, các địa chỉ bị đóng băng nắm giữ 3,4 triệu USDT, 1,95 triệu USDT và 2,9 triệu USD. Lý do mà Tether đưa ra sau động thái này là công ty muốn hợp tác chặt chẽ với cơ quan thực thi pháp luật trên toàn thế giới để hỗ trợ điều tra.
Đây không phải là lần đầu tiên Tether đưa vào danh sách đen các địa chỉ USDT dựa trên Ethereum. Tether đã tích cực hợp tác với các cơ quan quản lý và đã đưa vào danh sách đen tổng cộng 795 địa chỉ kể từ tháng 11 năm 2017. Ngoài ra, theo dữ liệu từ bảng điều khiển Dune Analytics do nhà nghiên cứu Ethereum Philippe Castonguay biên soạn, Tether đã thêm 215 địa chỉ USDT dựa trên Ethereum vào danh sách đen vào năm 2022 cho đến nay. Trong khi đó, con số này vào năm 2021 là 357 địa chỉ. Tổng số USDT trên tất cả các ví bị cấm trị giá hơn 443 triệu, tương đương 0,64% nguồn cung đang lưu hành ủa stablcoin này
4, Paraswap tiếp tục trở thành nạn nhân xấu số của hacker
Paraswap, một công cụ tổng hợp trung gian phi tập trung trên chuỗi blockchain Ethereum, đã trở thành nạn nhân tiếp theo của lỗ hổng ví Profanity, sau khi Wintermute bị hack 160 triệu USD vì lỗi tương tự. Tài khoản Supremacy vừa đăng tải dòng trạng thái cảnh báo rằng mã private key địa chỉ ví khởi tạo contract của Paraswap đã bị đánh cắp. Phương thức đánh cắp key có thể là do lỗ hổng của ví Profanity trước đó. Supremacy cũng cho biết, một lượng tiền đã bị đánh cắp trên các chain khác nhau. Dù vậy, rất nhanh sau đó, phía Paraswap đã có những phản hồi về vụ việc trên. Cụ thể, địa chỉ deploy smart contract nói trên đang được phía Paraswap vô hiệu hoá dần và sẽ không có bất cứ tác động nào đến token này trong thời gian tới. Tuy nhiên, đội ngũ từ chối cho biết con số thiệt hại cụ thể, chúng tôi sẽ thông tin về vụ hack này đến quý vị khán giả ở những bản tin sau.
5, Ripple đưa giải pháp thanh toán ODT đến Pháp và Thụy Điển
Trong bài đăng trên blog gần đây, công ty fintech có trụ sở tại San Francisco, Ripple, đã lan truyền thông tin rằng họ đã bắt đầu quan hệ đối tác đầu tiên tại Pháp và Thụy Điển, đưa các giải pháp thanh toán ODL đến với người tiêu dùng ở những quốc gia này.
Ripple blockchain đã ký kết hai quan hệ đối tác mới. Đối tác đầu tiên tại Pháp hiện là công ty Lemonway có trụ sở chính tại Paris, cung cấp các khoản thanh toán cho các thị trường trực tuyến. Nền tảng thanh toán hiện sẽ triển khai ODL được kết nối với Ripplenet, hệ thống sử dụng XRP cho các giao dịch dựa trên tiền điện tử nhanh chóng và chi phí thấp.
Đối với khách hàng Thụy Điển, công ty đã hợp tác với Xbaht, cho phép chuyển tiền giữa Thụy Điển và Thái Lan. Quan hệ đối tác với gã khổng lồ Ripple sẽ cho phép Xbant cung cấp chuyển tiền nhanh chóng và giá rẻ bằng cách sử dụng ODL (Thanh khoản theo yêu cầu), được hỗ trợ bởi Tranglo, trung tâm thanh toán xuyên biên giới tại Singapore.
6, DappRadar cam kết tính lại số liệu người dùng trên Decentraland
Sau khi bị phía Decentraland lên tiếng bác bỏ và cho rằng những dữ liệu được báo cáo trước đó là không chính xác, Nhà cung cấp dữ liệu blockchain DappRadar đã thông báo sẽ tham gia làm việc cùng với các nền tảng Metaverse, để có thể theo dõi chính xác hơn số lượng người dùng hoạt động hàng ngày của họ.
Trong một bài đăng trên blog hôm thứ Ba, DappRadar đã phác thảo rõ hơn cách họ tính toán dữ liệu cho số lượng người dùng tích cực tương tác với các ứng dụng phi tập trung, bao gồm cả Decentraland.
DappRadar cho biết họ theo dõi số lượng Ví hoạt động duy nhất, số lượng giao dịch và khối lượng của các giao dịch đó trên các dApp khác nhau. Công ty thực hiện điều này bằng cách theo dõi dữ liệu không thể thay đổi từ blockchain, cung cấp thông tin chi tiết có thể xác minh cho tất cả người dùng trên một nền tảng. Tuy nhiên, theo công ty thì dữ liệu này không phải lúc nào cũng giống nhau đối với mỗi dApp, và cũng không phải là một bức tranh bao quát toàn cảnh.
Đồng thời, cũng lưu ý thêm rằng các hoạt động dApp bên ngoài hệ sinh thái blockchain thường sẽ không được theo dõi, đây có thể là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt giữa các dữ liệu của công ty và dữ liệu được báo cáo từ chính các nền tảng Metaverse.
Như đã được CryptoLeakVn đưa tin trước đó, DappRadar được cho là đã xuất bản một báo cáo, với các số liệu cho thấy Decentraland hiện chỉ có 30 người dùng hoạt động hàng ngày, mặc dù có hơn 1,2 tỷ đô la vốn hóa thị trường. Decentraland sau đó đã phản bác lại, cho rằng phía DappRadar đưa ra dữ liệu sai, vì hiện có đến 8.000 người dùng đang hoạt động mỗi ngày trên nền tảng.
7, FSB của G20 lấy ý kiến công chúng về quy định Crypto mới
Cơ quan giám sát quốc tế thuộc G20 – Ban Ổn định tài chính (viết tắt là FSB) đã đưa ra một đề xuất về khuôn khổ toàn diện cho tiền điện tử, nhằm giải quyết các rủi ro tiềm ẩn trong quá trình khai thác các lợi ích tiềm năng của công nghệ mới nổi.
Trong một báo cáo ngày 11/10, FSB đã giới thiệu một khuôn khổ quy định tiền điện tử có thể sẽ được lấy ý kiến công chúng, bao gồm các sáng kiến chính sách được đề xuất, rủi ro ổn định tài chính và cách tiếp cận mà nhóm có thể sử dụng để thiết lập các hướng dẫn cho tài sản kỹ thuật số. Theo báo cáo, FSB sẽ đệ trình các khuyến nghị được đề xuất lên các Bộ trưởng tài chính và Thống dốc ngân hàng Trung ương thuộc G20, với mục đích thúc đẩy tính nhất quán và toàn diện của các phương pháp quản lý, giám sát đối với các hoạt động trên thị trường tiền điện tử.
Bên cạnh đó, FSB cũng nhấn mạnh rằng các khuôn khổ quản lý và giám sát hiệu quả cần phải dựa trên nguyên tắc cùng hoạt động, cùng rủi ro, cùng quy định, do đó các tài sản tiền điện tử cũng phải tuân theo các quy định tương tự như với lĩnh vực tài chính truyền thống.
Theo thông báo, các thành viên công chúng có thể gửi ý kiến về các đề xuất cho đến ngày 15/12/2022.
8, BNB Chain nỗ lực khắc phục hậu quả sau vụ hack
Trong một thông báo gần đây trên GitHub, blockchain của sàn giao dịch tiền điện tử Binance – BNB Chain cho biết họ sẽ thực hiện một đợt hard fork để khắc phục cho sự cố hack gần đây.
Theo đó, bản phát hành cho mainnet và testnet là một bản vá khẩn cấp tạm thời để giảm thiểu cơ sở hạ tầng chuỗi chéo giữa Beacon Chain và Smart Chain, nhằm mục đích kích hoạt lại chuỗi chéo.
Với tên gọi là Moran, hard fork sẽ diễn ra ở độ cao khối 22.107.423, ước tính sẽ diễn ra vào 15h chiều ngày 12/10, theo giờ Việt Nam. Các thay đổi sẽ bao gồm sửa một lỗ hổng trong kiểm tra băm iavl và giới thiệu tiêu đề khối trong kiểm tra trình tự.
Để fork không ảnh hưởng đến người dùng thông thường, các nhà khai thác nút sẽ phải đảm bảo thực hiện một số bước, chẳng hạn như dừng nút thực sự nếu vẫn đang chạy, và thay thế nó bằng một tệp nhị phân mới.
Như CryptoLeakVn đã đưa tin trước đó, BNB Chain đã phải ngừng hoạt động vào ngày 6/10, do trở thành nạn nhân của một vụ hack, thiệt hại lên đến 100 triệu đô la.
9, Mango Market “trở tay không kịp” trước cú Long thần thánh của Hacker
Nền tảng tài chính phi tập trung được xây dựng trên Solana – Mango Markets, đã trở thành nạn nhân của một vụ hack trị giá hơn 100 triệu đô la.
Theo chia sẻ từ tài khoản Twitter của Đơn vị bảo mật Hacken, kẻ tấn công đã thêm 5 triệu USDC vào Mango, và mở một vị thế long token MNGO lên đến 19 triệu đô la. Với vị thế này, giá MNGO tăng lên đến 167% chỉ trong chưa đến 1h đồng hồ, kéo theo giá trị trong tài sản thế chấp trong tài khoản của hacker cũng tăng mạnh. Sau đó, hacker đã dùng lượng tài sản thế chấp này để vay hàng loạt các token như USDC, SOL, BTC, USDT và MNGO, với tổng giá trị lên đến 114 triệu đô la.
Phía Mango cũng đã chính thức lên tiếng xác nhận vụ khai thác vào sáng nay, cho rằng họ đang điều tra sự cố về việc một hacker đã rút tiền từ nền tảng thông qua việc thao túng giá. Đồng thời, cho biết họ đang yêu cầu bên thứ Ba đóng băng tài sản trên nền tảng và vô hiệu hóa các khoản tiền gửi của người dùng như một biện pháp phòng ngừa
Mango Markets được biết đến là một sàn giao dịch tiền điện tử phi tập trung trên blockchain Solana, cung cấp cho người dùng khả năng thực hiện các giao dịch và khoản vay nhanh. Mã thông báo gốc MNGO của Mango đã lao dốc mạnh mẽ sau tin tức, và hiện đang giao dịch tại 0,02 đô la vào 8h30 sáng nay, giảm hơn 47% trong 24h qua, theo dữ liệu từ CoinMarketCap.
10, Avalanche “rẽ hướng” sang NFT, với sự hỗ trợ từ OpenSea
Theo TechCrunch đưa tin hôm thứ Ba, nền tảng NFT phổ biến OpenSea hiện đã bổ sung hỗ trợ Avalanche, cho phép người sáng tạo đúc, liệt kê và giao dịch NFT trên giao thức này.
Từ lâu Avalanche chủ yếu hoạt động như một chuỗi tài chính phi tập trung, thường được nhắc đến như một “kẻ” thách thức Ethereum, với tốc độ giao dịch nhanh và phí gas thấp. Mặt khác, Avalanche cũng chưa từng có sự hiện diện đáng chú ý nào trong không gian NFT.
Tuy nhiên, chia sẻ về việc rẽ hướng, người phát ngôn của Ava Labs (công ty đứng sau Avalanche) cho biết rằng cầu nối của chuỗi được phát hành vào tháng 6, đã cho thấy nhiều dữ liệu đáng kinh ngạc về số lượng hoạt động DeFi của chuỗi, và tin rằng sẽ có nhiều hưởng ứng tương tự đối với Avalanche NFT, khi nó tham gia vào cộng đồng OpenSea.
Lưu ý quan trọng: Toàn bộ nội dung trên website chỉ dành cho mục đích thông tin và hoàn toàn không phải là lời khuyên đầu tư hoặc tài chính. Không có thông tin nào trên trang web này cấu thành để: dựa vào, gợi ý, đề nghị hoặc mời gọi, tham gia vào bất kỳ hoạt động nào liên quan đến đầu tư hoặc giao dịch tài sản số.Và chúng tôi luôn luôn phải nhắn nhủ rằng: Các khoản đầu tư tiền điện tử có tính chất mạo hiểm và rủi ro cao. Đừng đầu tư nhiều hơn những gì bạn có thể để mất.