Mời các bạn cùng điểm qua một số sự kiện nổi bật của không gian tiền số trong bản tin vắn crypto ngày 15/10/2022 của TintucNFT .
1, 3 sàn giao dịch Crypto đầu tiên nói không với Nga
Các sàn giao dịch tiền điện tử LocalBitcoins, Crypto.com và Blockchain.com vào hôm qua đã thông báo cho người dùng Nga rằng họ sẽ hủy tất cả các dịch vụ tiền điện tử tại quốc gia này và khuyến nghị người dùng Nga rút tiền từ tài khoản của mình ra khỏi sàn.
Đồng thái rút lui hàng loạt của các sàn giao dịch diễn ra ngay sau khi EU ra quyết định gia tăng các lệnh trừng phạt nhầm vào việc sử dụng tiền điện tử nhưng một hình thức tài chính thay thế chống lại các lệnh cấm vận. Gói trừng phạt mới được Ủy ban châu Âu thông qua vào tuần trước như một phần của các biện pháp trừng phạt Nga vì đã khơi mào cuộc chiến ở Ukraine.
Cho đến nay, các công ty tiền điện tử ở EU bao gồm cả Binance đã bị cấm cung cấp quyền lưu ký tiền điện tử cho người dùng Nga có tài sản trị giá hơn 10.000 € trong tài khoản của họ. Tuy nhiên, san giao dịch hàng đầu này vẫn chưa đưa ra bất kỳ thông báo nào liên quan đến việc cấm hoàn toàn các dịch vụ tiền điện tử cho người Nga.
Tuần trước, DapperLabs cũng đã đóng quyền truy cập vào thị trường NFT dành cho người dùng Nga
2, 500 BTC bị bán tháo, cá voi vẫn tìm kiếm lợi nhuận ít ỏi từ thị trường gấu
Bất chấp những điều kiện không thuận lợi của thị trường gấu. Nhiều cá voi cổ đại vẫn quyết định bán bỏ tài sản đã tích lũy nhiều năm của họ. Nhà phân tích Maartun của Crypto Quant tiết lộ trong một tweet hôm thứ Sáu rằng:
Khoảng 500 BTC được mua từ 5 đến 7 năm trước đã bị chuyển lên sàn, thời gian được xác định là trùng với đợt điều chỉnh mới nhất của Bitcoin khi Fed công bố chỉ số CPI. Thông thường, các nhà đầu tư di chuyển các mã thông báo không hoạt động của họ khi có ý định bán chúng đi. Do đó, các chuyển động của cá voi thường góp phần tạo ra làn sóng FUD trong cộng đồng tiền điện tử.
Mặc dù đang ở trong thị trường gấu, giao dịch của trên của cá voi vẫn có lãi, bởi vào thời điểm 2015 đến 2017, 500 btc đó được mua với giá cao nhất cũng chỉ khoảng 5.800 đô la trên mỗi coin. Trong khi đó giá Bitcoin hiện tại đang ở mức từ 18.000 đến 20.000 đô la
3, Sấp mặt vì thị trường gấu, El Salvador vẫn không từ bỏ BTC
El Salvador, quốc gia đầu tiên đưa Bitcoin (BTC) trở thành tài sản hợp pháp vào tháng 9 năm ngoái, đã cho thấy những nổ lực không ngừng nghĩ trong việc áp dụng bitcoin bất chấp thị trường gấu kéo dài và những căng thẳng chính trị. Quốc gia này hiện đã khởi động lại việc xây dựng Thành phố Bitcoin.
Mới đây, phó đại sứ El Salvador tại vương quốc Hà Lan, cho biết chính phủ đang tuân theo cơ sở “đến trước phục vụ trước”, nơi các doanh nghiệp sớm đầu tư sẽ thu được lợi nhuận tốt hơn. Ông giải thích:
“Giấc mơ của el salvador là có một thành phố bitcoin và từ đó làm cho xã hội của chúng tôi trở nên lớn mạnh hơn, mạnh. El Salvador đang cố gắng thu hút ngày càng nhiều đầu tư vào lĩnh vực này để có thể phát triển các cộng đồng này ”.
Phó đại sứ lưu ý rằng việc sử dụng BTC trong nước chắc chắn có tác động tích cực và đã phần nào thay đổi cuộc sống của người dân.
Thành phố Bitcoin mang tính biểu tượng đã được công bố vào tháng 11 năm ngoái, sẽ được tài trợ một phần từ việc bán trái phiếu núi lửa Bitcoin trị giá 1 tỷ đô la, sản phẩm nợ có chủ quyền tiền điện tử đầu tiên trên thế giới.
4, Uniswap chính thức gia nhập vào hàng ngũ của ZkSync
Vào hôm qua, Sàn giao dịch phi tập trung (DEX) Uniswap đã thông qua đề xuất quản trị mới nhằm triển khai Uniswap V3 lên giải pháp mở rộng quy mô Ethereum zkSync. Được biết, Uniswap đang nắm giữ thị phần lớn nhất trong khối lượng sàn giao dịch phi tập trung. Mặt khác, hệ sinh thái zkSync đang là mái nhà của hơn 100 dự án, sử dụng công nghệ Zk-Rollups để cung cấp giải pháp mở rộng quy mô tập trung vào quyền riêng tư, cải thiện đáng kể tốc độ và phí giao dịch . Do đó, việc triển khai đề xuất trên sẽ giúp gia tăng lượng user mới và cả hoạt động của người dùng hiện tại trên Uniswap mà không ảnh hưởng đến tính bảo mật. Đại diện Matter Labs nhấn mạnh:
“Việc triển khai sớm trên zkSync giúp củng cố vị trí của Uniswap với tư cách là sàn DEX số một và là nhà lãnh đạo lĩnh vực.”
5,Hàng triệu người dùng Mỹ dễ dàng mua tiền điện tử thông qua Metamask
Giờ đây, người dùng Metamask ở Hoa Kỳ sẽ có thể mua tiền điện tử dễ dàng hơn nhờ sự tích hợp của metamask với ACH.
Vào ngày 13 tháng 10, Sardine, nền tảng tài chính cung cấp các khoản thanh toán ACH ngay lập tức, đã xác nhận quan hệ đối tác với ConsenSys (công ty mẹ của Metamask) để cho phép người dùng Hoa Kỳ mua tiền điện tử bằng tài khoản ngân hàng.
Đây là mối quan hệ hợp tác mới nhất được Metamask công bố. Trước sự kiện này, họ đã tiết lộ mối liên kết với Asset Reality để giúp người dùng khôi phục miễn phí tiền điện tử bị đánh cắp.
6, Gã khổng lồ GK8 “tấn công” vào thị trường Brazil
Nền tảng lưu ký tài sản kỹ thuật số khổng lồ – GK8 đang thâm nhập vào thị trường Brazil, thông qua quan hệ đối tác mới với 2ND Market, một sàn giao dịch tiền điện tử tại quốc gia này, với mục tiêu mở rộng dịch vụ cung cấp sản phẩm tiền điện tử tại nền kinh tế lớn nhất châu Mỹ Latinh.
Là một phần của sự hợp tác, GK8 sẽ ủy quyền nền tảng lưu ký cấp tổ chức của mình cho 2ND Market, để cung cấp cho người dùng Brazil quyền truy cập vào nhiều loại sản phẩm, và dịch vụ tiền điện tử hơn. Đặc biệt, 2ND Market sẽ có cơ hội tận dụng ví MetaMask Institutions, một ví đa giám sát được tích hợp sẵn với GK8, cho phép người dùng truy cập vào DeFi và tài sản tiền điện tử Web3.
Động thái mới nhất giữa GK8 và 2DMarkets hứa hẹn sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa việc áp dụng tiền điện tử tại Brazil.
Được thành lập vào năm 2018, GK8 hiện đang quản lý khoảng 50 tỷ đô la tài sản kỹ thuật số.
7, Binance khởi động Quỹ 500 triệu đô, hỗ trợ thợ đào BTC
Sự bất ổn diễn ra trên thị trường đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các công ty khai thác tiền điện tử, nhận thức được điều này sàn giao dịch tiền điện tử Binance đã công bố triển khai một dự án cho vay dành riêng cho các thợ đào BTC, nhằm duy trì một hệ sinh thái tài sản kỹ thuật số lành mạnh.
Trong một thông báo hôm thứ Sáu, Binance Pool đã khởi động một dự án cho vay trị giá 500 triệu đô la dành cho các thợ đào tư nhân và công cộng. Theo đó, các khoản vay từ quỹ Binance sẽ phải tuân theo các điều khoản và điều kiện nhất định như, chịu lãi suất từ 5-10% và thời hạn từ 18-24 tháng, đồng thời các thợ đào sẽ cần phải cam kết bảo mật dưới dạng tài sản vật lý hoặc kỹ thuật số cho khoản vay.
Tuy nhiên, Binance không phải là công ty duy nhất đang tìm cách hỗ trợ ngành công nghiệp khai thác tiền điện tử đang gặp khó khăn. Gần đây, Jihan Wu (Nhà sáng lập của công ty sản xuất giàn khai thác tiền điện tử Bitmain), cũng đang thiết lập một quỹ 250 triệu đô la, để mua lại các tài sản gặp khó khăn từ các công ty khai thác.
8, Ý tưởng “táo bạo” của FTX nhận được sự ủng hộ từ Chủ tịch CFTC
Đề xuất của FTX về việc cắt bỏ một số người trung gian trong các sản phẩm phái sinh tiền điện tử của Hoa Kỳ, đã làm dấy lên nhiều sự phản đối từ các công ty tài chính truyền thống, nhưng Chủ tịch Ủy ban Giao dịch Hàng hóa tương lai (hay còn gọi là CFTC) – ông Rostin Behnam cho biết ý tưởng này có thể được cân nhắc, và đánh dấu một sự thay đổi đáng kể trong cách thị trường hoạt động.
Phát biểu tại Hội nghị chất lượng thị trường tài chính ở Đại học Georgetown hôm thứ Sáu, Behnam cho biết mặc dù ông không thể đưa ra bình luận về thời điểm cơ quan của ông phản hồi đề xuất, cũng như đưa ra cách thức giải quyết, nhưng ông tiết lộ rằng ông cảm thấy rất ấn tượng về ý tưởng này.
Theo Behnam, đây là sự giao thoa độc đáo giữa không gian tiền điện tử và tài chính truyền thống, điều này sẽ có khả năng xảy ra, vì nó rất tiềm năng đối với một giai đoạn khác trong sự phát triển cấu trúc thị trường, sự đổi mới và sự phá vỡ.
Được biết, hoạt động phái sinh của sàn FTX tại Hoa Kỳ đã áp dụng cho khả năng xóa các hợp đồng phái sinh được hỗ trợ ký quỹ của khách hàng một cách trực tiếp mà không cần qua trung gian truyền thống. Đầu năm nay, CFTC đã tổ chức một cuộc thảo luận xoay quanh ý tưởng táo bạo này, với sự tham gia của người đứng đầu FTX – Sam Bankman-Fried, và đại diện của nhiều “ông lớn” khác trong ngành công nghiệp phái sinh, cũng như các cơ quan quản lý ở Washington. Tại đây, các nhà lãnh đạo đã phản đối đề xuất này vì cho nó là nguy hiểm, nhấn mạnh rằng nó có thể gây ra sự cố chớp nhoáng do tự động thanh lý vị trí của khách hàng mà không có sự can thiệp của con người.
9, Coinbase bị kiện do tắc trách trong việc quản lý ví người dùng
Theo tờ The Washington Post đưa tin, một số khách hàng của Coinbase, những người đã bị mất một lượng tiền điện tử đáng kể vào tay những kẻ lừa đảo, đã đệ đơn yêu cầu phân xử chống lại sàn giao dịch này.
Theo đó, các nạn nhân cáo buộc rằng Coinbase đã bỏ qua các yêu cầu khắc phục lỗ hổng bảo mật trong ứng dụng Coinbase Wallet của họ, khiến nhiều người trong số họ đã mất rất nhiều tiền. Đại diện luật sư của nhóm khách hàng này – ông Eric Rosen, cho biết rằng sàn giao dịch đã không thực hiện các cơ chế cần thiết để ngăn những kẻ lừa đảo lợi dụng người dùng.
Theo hồ sơ, những kẻ lừa đảo đã săn lùng các nạn nhân tiềm năng trên mạng xã hội và các ứng dụng hẹn hò, sau đó đề nghị họ tham gia vào một chương trình khai thác thanh khoản đáng ngờ. Để tham gia vào chương trình, người dùng phải mua chứng chỉ khai thác với giá vài đô la. Và hàng trăm nạn nhân đều đã “lọt bẫy” khi nhấp vào các liên kết độc hại từ chứng chỉ, cho phép những kẻ lừa đảo này truy cập ví của họ. Điều này đã xảy ra do sự thiếu sót trong quy trình kiểm tra trong Coinbase Wallet. Các nạn nhân cũng đồng loạt cho rằng những kẻ lừa đảo sẽ không thể thực hiện thành công, nếu không có sự sơ suất thiếu trách nhiệm từ phía Coinbase.
Vụ kiện được cho là sẽ tác động lớn đối với ngành, nếu Tòa án đứng về phía nguyên đơn.
10, Mỹ “khó lòng” tung ra CBDC, vì lý do này
Thành viên của Hội đồng Thống đốc thuộc Cục dự trữ Liên bang (hay còn gọi là Fed) – ông Christopher Waller đã lên tiếng phản đối về việc ra mắt đồng đô la kỹ thuật số của Hoa Kỳ.
Phát biểu tại một Hội nghị Chuyên đề gần đây, Thống đốc Waller cho biết rằng ông vẫn hoài nghi về việc liệu Fed có cần thiết để phải tạo ra một loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng Trung ương (hay còn gọi là CBDC) hay không, vì theo ông, những lý do cơ bản khiến đồng đô la trở thành đồng tiền thống trị dường như không hoặc rất ít liên quan đến công nghệ.
Một số lý do có thể kể đến là đồng đô la chiếm ưu thế do các thị trường tài trợ mạnh mẽ của Hoa Kỳ, các giao dịch ngoại hối và hóa đơn thương mại. Bên cạnh đó, đồng đô la cũng là đồng tiền dự trữ chủ yếu của thế giới. Và những lý do cơ bản này hoàn toàn sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự ra đời của CBDC. Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh thêm rằng những lý do này cũng khiến đồng đô la khó có khả năng bị thay thế bởi một loại tiền tệ có chủ quyền khác, đặc biệt là CBDC, do đó liệu rằng sự ra đời của CBDC có cần thiết hay không.
Ý kiến của Waller được đưa ra sau khi Nhà Trắng công bố báo cáo về các khả năng kỹ thuật của đồng đô la kỹ thuật số. Mặc dù đã phát hành tài liệu thảo luận của mình về CBDC vào đầu năm nay, song Fed vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc này.
Lưu ý quan trọng: Toàn bộ nội dung trên website chỉ dành cho mục đích thông tin và hoàn toàn không phải là lời khuyên đầu tư hoặc tài chính. Không có thông tin nào trên trang web này cấu thành để: dựa vào, gợi ý, đề nghị hoặc mời gọi, tham gia vào bất kỳ hoạt động nào liên quan đến đầu tư hoặc giao dịch tài sản số.Và chúng tôi luôn luôn phải nhắn nhủ rằng: Các khoản đầu tư tiền điện tử có tính chất mạo hiểm và rủi ro cao. Đừng đầu tư nhiều hơn những gì bạn có thể để mất.