Cơ quan quản lý truyền thông của Anh đã cấm quảng cáo tiền điện tử floki inu (FLOKI).
Vừa qua, Cơ quan quản lý về truyền thông tại Anh cho biết, đoạn quảng cáo chứa thông điệp “Missed Doge? Get Floki” đã vi phạm một số điều khoảng của nước này. Trong đó, việc nhắm vào hội chứng “sợ bỏ lỡ” (FOMO) của người tiêu dùng được đánh giá là hành vi thiếu trách nhiệm và lợi dụng sự thiếu kinh nghiệm của thị trường để trục lợi, bộ này cho biết. Chính vì vậy, phán quyết cuối cùng được đưa ra cho dự án tiền ảo này là cấm mọi hình thức quảng có, truyền thông tại xứ sở sương mù.
Được biết, tiền điện tử floki inu (FLOKI), được lấy cảm hứng từ chú chó shiba inu của Elon Musk. Vào tháng 11 năm ngoái, dự án tiền điện tử Floki đã mở chiến dịch truyền thông khá rầm rộ và được nhìn thấy tại nhiều nơi, đặc biệt là trên phương tiện giao thông công cộng ở London.
Với thông điệp “Missed Doge? Get Floki.”, đơn vị chủ quản đã tinh ranh lồng ghép phần nội dung “Khoản đầu tư của bạn có thể bị giảm cũng như tăng giá trị tùy vào thị trường. Tiền điện tử hiện chưa được quản lý ở Anh quốc.” được in nhỏ hơn phía bên dưới để tránh những vấn đề pháp lý.
Cơ quan ASA giải thích, họ đã thông báo vấn đề này đến với đội ngũ quản lý điện tử floki inu để đảm bảo rằng “không tái diễn những hoạt động quảng cáo ‘thiếu trách nhiệm’ và lợi dụng các hiệu ứng tâm lý của người dùng để trục lợi”. Ngoài ra, đơn vị chủ quản đồng Floki cũng phải đảm bảo “không sử dụng những nội dung dễ mang tính hiểu lằm để lợi dụng việc thị trường chưa có nhiều kinh nghiệm về loại hình này để tư lợi.”
Cơ quan này cũng đưa ra nhận xét, dòng chữ “miễn trừ trách nhiệm” được in quá nhỏ phía dưới khi so với kích thước của thông điệp “Missed Doge? Get Floki.” Do đó, ASA cho biết: “Mặc dù đội ngũ quản lý đã khéo léo ‘lách’ qua các rào cản về quy định đối với nội dung truyền thông. Tuy nhiên, ấn tượng chung về đoạn quảng cáo của Floki là tạo sự khẩn thiết trong tâm lý của khách hàng bằng cách gợi lại câu chuyện của Dodge coin như một lời nhắc nhở.”
Trước đây, cơ quan quản lý truyền thông của Anh cũng đã từng cấm một số quảng cáo tiền điện tử dễ gây hiểu lầm. Vào tháng 12 năm ngoái, ASA đã cấm bảy quảng cáo tiền điện tử, bao gồm: Papa John’s Pizza, Coinbase, Kraken, Etoro, Luno, Coinburp và Exmo. Có thể thấy, quốc gia này vẫn chưa quá cởi mở với tiền kỹ thuật số. Bên cạnh đó, hồi tháng 1 vừa qua, chính phủ Anh cũng đã công bố kế hoạch áp đặt một số quy định mới đối với việc quảng cáo tiền điện tử để nhằm bảo vệ người tiêu dùng.
Đọc thêm:>>> Vương quốc Anh mở cuộc điều tra về quảng cáo Floki Inu
Source: Kevin Helms