Thị trường NFT trên thế giới đã có bước tiến mạnh mẽ trong năm 2020. Từ một sáng kiến mới mẻ phát triển từ nền tảng blockchain vào tháng 10-2020, NFT liên tục lập kỷ lục về doanh số bán hàng toàn cầu. Có thể thấy NFT sẽ đáp ứng nhu cầu hiện tại và xu hướng trong tương lai của người dùng khi công nghệ ngày càng phát triển và có mặt khắp mọi nơi.
Và lần đầu tiên tại Việt Nam, dự án Cổng trời chính thức ra mắt để mở ra lối đi mới trong việc mua bán NFT mỹ thuật, nghệ thuật có bản quyền.
Cổng Trời tiên phong số hóa tác phẩm mỹ thuật
“Cổng trời” là dự án số hóa và định danh các phẩm văn hóa mà trước mắt là tác phẩm mỹ thuật bằng công nghệ NFT (công nghệ Non Fungible Token) trên nền tảng blockchain của Kardiachain. Nghĩa là các tác phẩm từ thực tế sẽ được số hóa nhưng vẫn đảm bảo tính độc bản của bản kỹ thuật số tồn tại song song với độc bản ngoài đời thực.
Các độc bản kỹ thuật số này có thể tạo thành kho dữ liệu để tương thích với các ứng dụng VRhome, Oculus… giúp người dùng xây dựng được một bộ sưu tập kỹ thuật số/trí tuệ nhân tạo với chi phí tương đối thấp. Ngoài ra, vẫn đảm bảo được tính xác thực, minh bạch trong chuyển nhượng giữa các nhà sưu tập. Theo đó, giá trị của độc bản số sẽ tỷ lệ thuận với số lần chuyển nhượng.
Cổng Trời không giống một sàn thương mại điện tử hay chợ giao dịch. Nói đúng hơn, chúng là nền tảng chuyển giao sở hữu số với mục tiêu khai thác kho tranh của các nghệ sĩ và tấn công vào nạn tranh giả đang nhức nhối hiện nay.
Anh Phạm Toàn Thắng (người sáng lập dự án Cổng trời)
Lý giải về tên gọi “Cổng trời” đại diện dự án cho biết Cổng trời trong ý niệm của một trẻ thơ cho đến một người trưởng thành, của một vùng miền hay một dân tộc đều là cánh cửa dẫn lối đến khung trời mới, tươi đẹp, ngập tràn ước mơ. Đó là thông điệp của chúng tôi trong sứ mệnh mở ra cánh cửa mới, dẫn lối đến thế giới cho văn hóa – nghệ thuật Việt Nam, mà bắt đầu từ lĩnh vực mỹ thuật. Đội ngũ mong muốn đem những giá trị đó trưng bày ra thế giới, kết nối với các nền văn hóa theo cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, phù hợp với xu hướng công nghệ 4.0 của thế giới phẳng.
Sứ mệnh và tầm nhìn
Các phương thức kết nối truyền thống thông qua mạng xã hội, website, triển lãm, rạp chiếu phim… đã không còn bắt kịp yêu cầu ngày càng đa dạng của người dùng.
Vấn nạn tác phẩm nhái, tranh chấp trong thanh toán, vi phạm tác quyền… và đặc biệt là đại dịch Covid-19 đã ngăn các tác phẩm nghệ thuật Việt Nam bước ra thế giới và ngược lại. Trước tình hình đó, hy vọng “Cổng trời” sẽ trở thành một địa chỉ giao dịch giữa người mua và người bán thông qua công nghệ và thị trường NFT.
Chúng tôi chỉ là “trận tài” trong việc này. Thông qua “Cổng trời”, chúng tôi muốn hoàn thiện hóa con đường phổ cập nghệ thuật cho đại chúng để nghệ sỹ Việt Nam bước ra thế giới với phương châm Mở lối đi riêng, nâng tầm văn hóa Việt
Nhà sáng lập Cổng Trời chia sẻ
Cổng trời kỳ vọng vào một cộng đồng lớn sẽ được xây dựng tương xứng với số lượng tác giả, tác phẩm xuất hiện trên congtroi.org. Thông qua đó tạo cho các nghệ sĩ Việt Nam một nguồn thu nhập mới trên cơ sở khai thác các giá trị phi vật thể, phi truyền thống ngay từ tác phẩm truyền thống của họ, nuôi dưỡng đam mê, hỗ trợ sáng tạo
Nguồn cảm hứng phát triển
Việt Nam là một vùng tài nguyên rộng lớn đang chờ bạn bè quốc tế khám phá. Chỉ tính riêng Hội Mỹ thuật Việt Nam đã có gần 2.000 hội viên, Hội Mỹ thuật TP.HCM có gần 700 hội viên, chưa kể đến số hội viên của 63 tỉnh thành còn lại. Mỗi họa sĩ sở hữu bình quân hàng trăm tác phẩm hội họa. Rất nhiều người trong số đó có thu nhập cao từ việc bán tranh theo cách truyền thống.
Chúng tôi kỳ vọng vào một cộng đồng lớn sẽ được xây dựng tương xứng với số lượng tác giả, tác phẩm xuất hiện trên congtroi.org. Thông qua đó tạo cho các nghệ sĩ Việt Nam một nguồn thu nhập mới trên cơ sở khai thác các giá trị phi vật thể, phi truyền thống ngay từ tác phẩm truyền thống của họ, nuôi dưỡng đam mê, hỗ trợ sáng tạo
Đại diện đội ngũ sáng lập Cổng trời phát biểu
Hiện số lượng hội viên của các Hội Nhà văn TP.HCM (khoảng trên 400 hội viên), Hội Nhiếp ảnh TP.HCM (khoảng 500 hội viên), Hội Kiến trúc TP.HCM (khoảng 1.000 hội viên), Hội Cổ vật TP.HCM (hơn 70 hội viên)… đang sở hữu số lượng tác phẩm/hiện vật lên đến con số hàng trăm ngàn.
Trong đó có nhiều tác giả đạt các giải thưởng lớn trong và ngoài nước, đơn cử như nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có tổng lượng sách phát hành trên 2 triệu bản, nhận giải thưởng Văn học ASEAN năm 2010, có 9 tác phẩm được chuyển thể thành điện ảnh …thì việc có một kho lưu giữ tác phẩm văn học nghệ thuật như Cổng trời ở Việt Nam là rất cần thiết.
Cổng trời hoạt động như thế nào?
Với các tác phẩm văn hóa phi vật thể, Cổng trời còn cung cấp một phương thức mới trong việc lưu giữ những khoảnh khắc đặc biệt của 1 thần tượng cho người hâm mộ.
Phương thức truyền thống như xin chữ ký, chụp ảnh chung… sẽ được thay thế bằng chữ ký số của thần tượng, xác nhận của chủ sở hữu tác phẩm trên 1 đoạn clip được trích ra từ tác phẩm.
Một NFT của Cổng trời sẽ được tạo ra trên cơ sở nhu cầu của nhà sưu tập đối với một sản phẩm văn hóa cụ thể đã được số hóa video clip, tranh 3D, sách điện tử…, thông qua nền tảng công nghệ này, nhà sưu tập sẽ đặt giá mua hoặc ký gởi bán các sản phẩm nghệ thuật.
Khi lệnh đặt mua được thực hiện (thông qua token VNDC), chủ sở hữu và nghệ sĩ/tác giả (trong một số trường hợp có thể là 1 người) sẽ nhận được thông báo từ Cổng trời và xem xét các lệnh đặt mua.
Khi mức giá đặt mua phù hợp với yêu cầu của chủ sở hữu và nghệ sĩ, họ sẽ thực hiện bước ký tên xác thực điện tử (gọi tắt là mã hóa) thông qua nền tảng do Cổng trời, để kết hợp cùng sản phẩm số tạo thành một NFT.
NFT sau khi hình thành sẽ được chuyển giao cho nhà sưu tập và xác thực trên Kardiachain.
Đối tác và nghệ sĩ sẽ hợp tác cùng Cổng trời
Thời gian tới, dự án Cổng trời xúc tiến kết nối với Trung tâm Vân Sơn (Vân Sơn Entertainment), một cơ sở sản xuất và phát hành các chương trình giải trí tại hải ngoại nổi tiếng trong cộng đồng người Việt toàn cầu về các tiểu phẩm hài gắn liền với tên tuổi của nhiều danh hài vượt thời gian như: Vân Sơn, Bảo Liêm, Chí Tài, Hoài Linh…để thực hiện việc số hóa, đồng thời phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam, Hội Mỹ thuật TP.HCM, Viện IDECAF….phát triển nhanh quá trình lưu giữ các tác phẩm nghệ thuật, trong đó có nhiều “đứa con tinh thần” nổi tiếng như của danh họa Lê Phổ, Tô Ngọc Vân …cho muôn đời sau và thêm một “kênh” chuyển nhượng chủ sở hữu tác phẩm đến những nhà sưu tập có nhu cầu.
Và mới đây, vào sau buổi ra mắt tại TPHCM, mới đây dự án Cổng Trời đã có buổi công bố hợp tác tại Hà Nội với Viet Art Now – sân chơi uy tín của các nghệ sĩ và công chúng yêu mến nghệ thuật tạo hình Việt Nam.
Trong mấy năm qua, Viet Art Now được biết tới là một diễn đàn (group) quy tụ khá đông các họa sĩ đang hoạt động mỹ thuật tại Việt Nam, do ba họa sĩ Phạm An Hải, Phạm Bình Chương, Phạm Hà Hải thành lập và điều hành (quản trị).
Ngoài ra, các đối tác dự kiến của “Cổng trời” gồm: Hội Mỹ thuật TPHCM; Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (tên giao dịch tiếng Anh: Recording Industry Association of Vietnam, viết tắt RIAV) là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp, phi chính phủ, phi lợi nhuận của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất băng đĩa ghi âm (bao gồm các sản phẩm ghi âm, ghi hình) ở Việt Nam; Viện IDECAF (Viện Trao đổi văn hóa với Pháp); các nhà sưu tập tư nhân, doanh nhân, các sàn giao dịch NFT trên thế giới.
Cộng đồng nói gì về Cổng trời?
Dự án được thai nghén trong thời gian dài cùng với sự chuẩn bị kĩ càng từ đội ngũ là các nhân tài hiện đang làm việc trong các tập đoàn lớn thế giới như Google đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ cả cộng đồng người sưu tập lẫn các nhà sáng tạo nghệ thuật.
Tôi nghĩ, đó là việc mua bán, sở hữu tác phẩm nghệ thuật trong thế giới số, nó chỉ có giá trị trên thế giới số, nó không ảnh hưởng nhiều lắm đến quyền lợi sở hữu hay giá trị của tác phẩm thật. Ưu thế lớn nhất của việc này là xác định bản quyền công khai, duy nhất, chuyển trao giao dịch quyền sở hữu dễ dàng và không thể hư hại hay mất đi
Họa sĩ Lương Lưu Biên chia sẻ từ góc độ của một họa sĩ tham gia vào dự án “Cổng trời”
Yếu tố tiên quyết là họa sĩ phải đảm bảo chất lượng của tác phẩm và phải chắc chắn chỉ có một bản sao duy nhất. NFT là một thị trường mới, nếu ngay từ đầu chúng ta không trung thực sẽ khiến giá cả bị nhiễu loạn và gây tổn hại đến chính tên tuổi nghệ sĩ, xa hơn là cách thế giới nhìn vào Việt Nam
Họa sĩ Siu Quý – phó chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM – cho biết ông rất hứng thú trước NFT, tuy nhiên vẫn cần phải có một số lưu ý cho nghệ sĩ khi tham gia thị trường này
Họa sĩ Phạm An Hải – đại diện Viet Art Now tin tưởng vào sự hợp tác với Cổng Trời sẽ góp phần tạo sự minh bạch cho thị trường mỹ thuật, vốn bị “vấn nạn” tranh nhái, tranh giả hoành hành bấy lâu. Không chỉ bảo vệ bản quyền tác phẩm cho họa sĩ, việc số hóa độc bản các tác phẩm mỹ thuật cũng mang đến những quyền lợi và niềm tin cho các nhà sưu tập.
Đặc biệt, việc không mất bất cứ chi phí nào khi tham gia dự án Cổng Trời thì bản thân mỗi họa sĩ cũng nên thử xây “nhà riêng” cho chính mình trên không gian mạng. Điều đó đồng nghĩa với việc mình có thêm một kênh an toàn để đến với công chúng yêu mỹ thuật khắp nơi trên thế giới…
Ủng hộ việc đưa các tác phẩm mỹ thuật lên nền tảng số bằng công nghệ NFT, tuy vậy, một số ý kiến cũng cho rằng, đây là công nghệ khá mới mẻ cần thêm thời gian để bàn tới tính “phủ rộng” của nó đối với thị trường mỹ thuật.
Lối đi và kỳ vọng thích hợp trong tương lai
Thị trường nghệ thuật NFT rất hấp dẫn. Nếu là miếng bánh, NFT được giới đầu tư xem là ổ gatô béo ngậy với những thức trái cây đủ vị, đủ hương rải lên trên.
Tuy nhiên, mọi người luôn giữ thái độ phòng hờ trước thị trường mới nổi này. Không ai dám chắc vài ba năm nữa, tác phẩm NFT không bị rớt giá thảm hại.
Phạm Toàn Thắng chia sẻ rằng anh không quan tâm mấy đến làn sóng NFT đang kéo ào ào vào bờ. Thay vì để ý đến cơn sốt đầu tư NFT, tôi nghĩ nhiều hơn về khả năng của công nghệ này. Tưởng tượng rằng vài trăm năm nữa chúng ta vẫn được nhìn ngắm những tác phẩm chính chủ, kể cả khi bức tranh thật đã bị thời gian làm hư mục.
Xa hơn là nhiều ngàn năm sau, chúng ta không thể bảo quản hết số lượng tác phẩm khổng lồ, còn công nghệ thì có. Di sản văn hóa không nhất thiết phải lưu dưới dạng vật thể, giá trị của chúng là bất biến thì chúng ta phải nghĩ ra phương pháp bảo tồn bất biến tương ứng.
Cổng Trời cũng đang nghiên cứu kết hợp sàn giao dịch với một ứng dụng về gallery ảo. Qua đó, nhà sưu tập có thể trưng bày tác phẩm của mình trong một không gian giả lập và giới thiệu đến người xem.
Theo TinTucNFT tổng hợp