Khi thị trường crypto phát triển ngày một rộng hơn, người đã tham gia hay dù người chưa từng tham gia đều có các cách gọi khác nhau về đồng tiền: tiền điện tử, tiền mã hóa, tiền kỹ thuật số… hay thậm chí là tiền ảo. Vậy rốt cuộc crypto là gì? Đọc ngay bài viết sau đây để không phải bối rối về từ khóa cốt lõi của thị trường này nhé!
Crypto là gì?
Crypto (hay còn gọi là cryptocurrency) được định nghĩa là tiền mã hóa. Ngoài ra, một số cái tên phổ biến mà ta sẽ bắt gặp như là: tiền điện tử, coin, tiền mật mã, tiền kỹ thuật số và thậm chí là tiền ảo.
Crypto ra đời như một phương tiện cho hoạt động trao đổi, mua bán bitcoin, mua bán ethereum và các đồng tiền điện tử khác. Crypto sử dụng các thuật toán mật mã khác để bảo mật thông tin và xác minh giao dịch và kiểm soát việc tạo ra các đơn vị mới của đồng tiền điện tử. Bạn chỉ cần hiểu đơn giản crypto cũng giống như một đơn vị tiền tệ nhưng được mã hoá để có thể sử dụng trên môi trường internet mà không bị quản lý bởi bất cứ tổ chức, cá nhân nào với phí giao dịch cực kì thấp.
Lịch sử hình thành Crypto
Có thể nói rằng, sự ra đời của Bitcoin chính là “phát súng” đầu tiên giúp cho tiền điện tử được mọi người chú ý nhiều hơn. Mặc dù Bitcoin là tiền điện tử được tạo ra đầu tiên, nhưng trước đó đã có nhiều nỗ lực tạo tiền tệ trực tuyến với sổ cái được bảo mật bằng mã hóa. Trong đó có thể kể đến B-Money và Bit Gold nhưng chúng chưa bao giờ được phát triển đầy đủ.
Đến thời điểm năm 2008, một văn bản mang tên “Bitcoin – A Peer to Peer Electronic Cash System” (có thể hiểu theo nghĩa là hệ thống tiền điện tử ngang hàng) được đăng lên một cuộc thảo luận về tiền mã hóa. Nó được đăng bởi một người có tên Satoshi Nakamoto, dù vậy danh tính của nhân vật này vẫn còn là một bí ẩn lớn cho đến ngày nay.
2009 là năm đánh dấu các giao dịch được ghi lại và xác minh trên blockchain, bắt đầu mở ra con đường phát triển ngành tiền điện tử. Trong đó, giao dịch sẽ được thể hiện dưới dạng key công khai của người gửi và người nhận (địa chỉ ví) kèm theo số lượng coin được giao dịch. Đồng thời, các giao dịch cũng cần được xác nhận bởi người gửi bằng “private key”.
Để tiền điện tử trở thành một lĩnh vực đầy tiềm năng như hiện tại, chắc chắn không thể không kể đến những nhân vật đã tác động đáng kể đến ngành công nghiệp này. Trong đó có thể kể đến Vitalik Buterin, nhân vật được biết đến là người đặt nền móng cho Ethereum (ETH), cũng đã tác động đáng kể đến phong trào tiền điện tử.
Cụ thể, anh được xem là “cha đẻ” của Ethereum và giúp cho blockchain này trở nên hùng mạnh như hiện tại. Vitalik Buterin được xem là một trong những thiên tài toán học khi ông sớm bộc lộ nhiều khả năng từ khi còn bé.
Trải qua rất nhiều thăng trầm để tiếp cận với tiền điện tử, vào tháng 11 năm 2013 whitepaper của Ethereum đã được ra đời và Vitalik Buterin đã gửi cho một vài người bạn của mình. Chỉ sau khoản 2 tuần khi whitepaper của Ethereum được công bố, đã có khoảng 30 người tìm đến chàng trai trẻ và thảo luận về vấn đề liên quan đến Ethereum.
Tuy nhiên, sự bùng nổ của Ethereum phải kể đến thời điểm Vitalik Buterin tham gia hội nghị Bitcoin Miami 2014 và anh tiết lộ dự án Ethereum với công chúng. Những chia sẻ của Vitalik Buterin ngay lập tức nhận được phản ứng tích cực.
Sau vài tháng kể từ hội nghị, Vitalik Buterin đã mở đợt ICO đầu tiên của đồng ETH. Đến ngày 30 tháng 7 năm 2015, phiên bản thử nghiệm Ethereum được phát hành. Đến tháng 3 năm 2016, mạng Ethereum chính thức được “trình làng” phiên bản đầu tiên, đánh dấu một blockchain mới mang nhiều tiềm năng với các nhà đầu tư.
Thêm một nhân vật đình đám khác của thị trường tiền điện tử chính là Changpeng Zhao – nhà sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử Binance cũng đóng một vai trò lớn trong ngành crypto khi giúp của tiền điện tử đến gần hơn với người dùng.
Khác hẳn với Vitalik Buterin, Changpeng Zhao là một người có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực blockchain trước khi bước lên đỉnh cao. Trong đó phải kể đến thời điểm tháng 7 năm 2017, Changpeng Zhao quyết định khởi động ICO và huy động được 15 triệu đô la với 200 triệu BNB được bán.
Những kinh nghiệm mà Changpeng Zhao tích lũy và khả năng của anh đã gặt được quả ngọt khi chưa đầy 8 tháng anh đã đưa Binance từ một startup trở thành một sàn giao dịch đình đám, vượt mặt nhiều sàn giao dịch đã có chỗ đứng trước đó. Hiện tại, Binance đã và đang là sàn giao dịch tiền điện tử dẫn đầu nhờ nhiều ưu điểm, đồng thời cũng là sàn giao dịch được rất nhiều người dùng crypto lựa chọn sử dụng.
Tất nhiên, còn rất nhiều nhân vật khác góp công sức không hề nhỏ trong việc đưa crypto đến gần hơn với người dùng, nhưng những nhân vật kể trên chính là những cá nhân xứng đáng được nhắc đến trong lịch sử hình thành tiền điện tử.
Ưu và nhược điểm của Crypto
Ưu điểm của Crypto
- Chi phí giao dịch thấp: Chi phí giao dịch tiền điện tử gần như bằng 0, đang có rất nhiều đồng Crypto đang được xây dựng nhằm mục đích để các giao dịch không mất phí.
- Tốc độ giao dịch nhanh: Với Crypto dù bạn chuyển từ Việt Nam sang châu Mỹ, châu Phi, Châu ÂU đi nữa thì chỉ mất vài 15 – 20 phút, có lúc nhanh thì chỉ vài phút, cò chuyển tiền giữa các ngân hàng trong nước, sẽ phải chờ khoảng vài tiếng hoặc sang ngày hôm sau, nếu chuyển qua nước ngoài có thể vài ngày mới tới.
- Tính ẩn danh: Tất cả thông tin cá nhân của bạn là ẩn danh, mọi người chỉ biết được địa chỉ ví (giống như tài khoản ngân hàng), số dư, thời gian, lịch sử giao dịch của bạn.
- Không bị kiểm soát bởi chính phủ: Với Crypto chính phủ không thể kiểm soát hoặc có trách nhiệm kiểm soát.
- Giao dịch xuyên biên giới: Nạn có thể chuyển tiền cho bất cứ ai ở quốc gia nào với tốc độ nhanh chóng và ít tốn chi phí.
- Không bị lạm phát, làm giả: Crypto có giá trị và không bao giờ bị lạm phát như tiền giấy, vì không ai có thể tăng giảm số lượng này và Crypto tồn tại ở dạng vật lý nên không thể làm giả.
Nhược điểm của Crypto
- Tạo điều kiện cho tội phạm hoạt động: Rất nhiều loại hình tội phạm đã sử dụng Crypto để rửa tiền thông qua thị trường chợ đen do tính ẩn danh và không bị kiểm soát.
- Tính an toàn và bảo mật: Nếu bạn không có những kiến thức và kỹ năng thì sẽ xảy ra rủi ro mất cắp dữ liệu cũng như tiền, các hacker luôn có những thủ thuật để tiếp cận ví tiền điện tử của bạn và đánh cắp chúng.
- Biến động giá cao: Crypto có tính biến động giá rất cao. Hơn nữa, thị trường Crypto hiện tại rất dễ bị thao túng nếu ai đó nắm giữ một số lượng coin đủ lớn.
Phân biệt thuật ngữ “tiền điện tử” và “crypto”
Tiền điện tử: Hiểu theo cách đơn giản nhất, tiền điện tử là tiền pháp định được số hóa với giá trị tương ứng để lưu trữ và giao dịch trong môi trường mạng internet. Như vậy cũng giống như tiền giấy hay tiền xu, tiền điện tử vẫn được kiểm toán bởi Ngân hàng Trung ương và phải theo những quy định pháp luật của quốc gia nó, được phát hành và chấp nhận giao dịch. Phương pháp quản lý của tiền điện tử là quản lý tập trung, dữ liệu giao dịch được đồng bộ trên hệ thống máy tính (lưu trữ trên máy chủ) của tổ chức phát hành tiền điện tử trên và được đặt dưới sự kiểm soát của Ngân hàng Trung ương.
Tiền điện tử ở Việt Nam đang tồn tại dưới 3 hình thức phổ biến như các ví điện tử như: ViettelPay, ShopeePay, ZaloPay, Momo…; Các loại thẻ điện thoại; và tài khoản ngân hàng giao dịch trên internet (thường gọi là E-banking, Online-banking hoặc Smart-banking…).
Cryptocurrency là sản phẩm ứng dụng công nghệ Blockchain trong của cuộc cách mạng 4.0 vào lĩnh vực tài chính để tạo ra một phương tiện giao dịch, thanh toán tiện lợi trong môi trường điện tử. Người ta gọi là crypto hay tiền kỹ thuật số là vì loại hình này được số hóa dưới dạng các mật mã mạnh do mạng lưới các máy tính tham gia giải thuật toán (hay còn gọi là đào coin) của đồng crypto đó thực hiện (Bao gồm: mã hóa đồng tiền mới được tạo ra, mã hóa giao dịch và xác nhận giao dịch). Vì tiền kỹ thuật số được quản lý và lưu giữ trên nền tảng phi tập trung nên giá trị của tiền mã hóa là do cộng đồng người dùng đồng tiền ấy quyết định chứ không phụ thuộc vào một ngân hàng trung ương, cơ quan nhà nước hay bất kỳ tổ chức, cá nhân nào.
Coin và Token trong Cryptocurrency
Coin là gì?
Coin là loại tiền được ban hành, phát triển trên chính mạng lưới blockchain của nó và hoạt động hoàn toàn độc lập. Coin được phát hành nhằm giải quyết các vấn đề thanh toán, tài chính, bảo mật, phát triển ứng dụng,… của chính mạng blockchain đó. Mỗi mạng lưới blockchain sẽ chỉ có 1 coin duy nhất.
Ví dụ:
- BTC là đồng coin của blockchain Bitcoin
- ETH là đồng coin của blockchain Ethereum
- SOL là đồng coin của mạng lưới blockchain Solana,…
Token là gì?
Token là tài sản tiền điện tử được phát hành trên mạng dưới blockchain có sẵn, token không có blockchain riêng như coin.
Ví dụ:
- Chainlink (LINK) là token được lưu trữ, giao dịch trên blockchain Ethereum;
- Serum (SRM) là token được lưu trữ, giao dịch trên blockchain Solana.
Một số token khi dự án phát triển đủ mạnh sẽ hướng đến phát triển một nền tảng Blockchain riêng cho chính token đó, và khi ấy Token này sẽ được xem như là Coin.
Vậy để lưu trữ tiền mã hóa thì chúng ta sẽ giữ chúng ở đâu? Đó chính là ví tiền mã hoá, nó không phải là nơi lưu giữ tiền thông thường mà là công cụ để bạn có thể sử dụng tương tác với các mạng blockchain. Hiện tại, ví tiền mã hoá sẽ được chia làm 3 nhóm chính là ví nóng, ví lạnh và ví giấy. Dựa trên cơ chế hoạt động, chúng cũng có thể được gọi là ví trữ nóng hoặc ví trữ lạnh.
Lưu trữ tiền mã hóa ở đâu?
Vậy để lưu trữ tiền mã hóa thì chúng ta sẽ giữ chúng ở đâu? Đó chính là ví tiền mã hoá, nó không phải là nơi lưu giữ tiền thông thường mà là công cụ để bạn có thể sử dụng tương tác với các mạng blockchain. Hiện tại, ví tiền mã hoá sẽ được chia làm 3 nhóm chính là ví nóng, ví lạnh và ví giấy. Dựa trên cơ chế hoạt động, chúng cũng có thể được gọi là ví trữ nóng hoặc ví trữ lạnh.
Làm thế nào để sở hữu tiền điện tử?
Cryptocurrency không chịu sự quản lý của bất kỳ cơ quan nào, vậy làm thế nào để có thể sở hữu chúng? Sẽ có 2 cách để mọi người sở hữu tiền điện tử. Bao gồm tham gia đào và mua bán trên thị trường tiền điện tử.
Tham gia đào coin
Đây là cách cơ bản nhất để bạn có thể sở hữu một loại tiền điện tử nào đó. Tuy nhiên, không phải tất cả dự án tiền điện tử đều có thể đào như Bitcoin hay Ethereum. Một số dự án sẽ khai thác toàn bộ coin trước. Sau đó phát hành theo từng giai đoạn cụ thể. Thế nhưng số dự án này không nhiều lắm.
Thì tham gia đào coin, bạn cần phải đầu tư cho dàn máy tính có cấu hình mạnh, hệ thống mạng Internet tốc độ cao và điểm bố trí các thiết bị này. Nói chung, việc đào coin đòi hỏi phải thực sự am hiểu về kỹ thuật máy tính và mạng lưới tiền điện tử tham gia. Còn nếu như không có đủ tiềm lực để theo đuổi hình thức này, bạn chỉ nên mua bản coin trên thị trưởng tiền điện tử mà thôi.
Mua bán trên thị trường tiền điện tử
Việc sở hữu tiền mã hóa thông qua đau thì trên thị trường Crypto đơn giản hơn rất nhiều so với việc đào coin. Với một số tiền pháp định vừa đủ, bạn sẽ dễ dàng mua bán loại coin cần sử dụng hoặc đầu tư.
Đầu tiên bạn cần sàng lọc và lựa chọn một vài sàn giao dịch uy tín. Đó đều là những sàn sở hữu khối lượng mua bán lớn, tính thanh khoản cao, cung cấp các loại tiền điện tử đa dạng, hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán.
Khi đã lựa chọn được một sàn giao dịch phù hợp, bạn cần bắt tay vào việc lập tài khoản trên chính sàn đó. Quy trình lập tài khoản thường diễn ra theo 2 bước cơ bản. Bước thứ nhất, bạn cần cung cấp các thông tin mà hệ thống sàn yêu cầu. Bước thứ 2, tiến hành xác minh danh tính để bắt đầu thực hiện giao dịch.
Sau đó, bạn phải chuyển tiền vào ví sàn. Số tiền này sẽ thực sự dụng để mua một số loại coin chủ chốt trên thị trường. Chẳng hạn như đồng Bitcoin, Ethereum. Đồng tiền này sau đó tiếp tục được sử dụng để giao dịch với các loại tiền điện tử khác, ít phổ thông hơn.
Nếu đã mua được loại Cryptocurrency mình cần, bạn nên chuyển chúng một ứng dụng độc lập, lưu giữ vào ví cứng hoặc để ngay trên ví sàn nếu cần phải sử dụng thường xuyên.
Các trang thông tin về tiền điện tử uy tín
Dưới đây là một số trang web về Crypto uy tín:
Cập nhật tin tức nhanh nhất: Telegram, Twitter, Facebook.
Cập nhật thông tin thị trường: CryptoleakVn, Coindesk, Congecko, Coinmarketcap.
Cung cấp thông tin nghiên cứu chuyên sâu: Messari, The Block, Dephi Digital, Medium, Binance Research.
Hi vọng bạn đọc có cái nhìn tổng qua nhất về crypto và cách tham gia thị trường này. Lưu ý mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không phải lời khuyên đầu tư.
Lưu ý quan trọng: Toàn bộ nội dung trên website chỉ dành cho mục đích thông tin và hoàn toàn không phải là lời khuyên đầu tư hoặc tài chính. Không có thông tin nào trên trang web này cấu thành để: dựa vào, gợi ý, đề nghị hoặc mời gọi, tham gia vào bất kỳ hoạt động nào liên quan đến đầu tư hoặc giao dịch tài sản số. Và chúng tôi luôn luôn phải nhắn nhủ rằng: Các khoản đầu tư tiền điện tử có tính chất mạo hiểm và rủi ro cao. Đừng đầu tư nhiều hơn những gì bạn có thể để mất.