Các cuộc tấn công mạng đã trở thành một mối “đe dọa” trong cộng đồng tiền điện tử. Theo một ước tính gần đây của Chainalysis, các hacker đã “bỏ túi” tổng cộng 1,4 tỷ đô la trong nửa đầu năm 2022.
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Chainalysis, các hacker đã đánh cắp khoảng 1,4 tỷ đô la tiền điện tử từ tháng 1 năm 2022 đến nay. Các cầu nối DeFi là đối tượng được các hacker “ưu ái” nhắm đến nhiều nhất.
Một số vụ hack cầu nối điển hình khiến cộng đồng tiền điện tử xôn xao phải kể đến như vụ hack 100 triệu đô la trên cầu nối Horizon của giao thức Harmony, tiếp theo là vụ tấn công 190 triệu đô la trên cầu Nomad và không thể không nhắc đến một trong những cuộc tấn công lớn nhất trong lịch sử tiền điện tử – vụ hack Ronin thiệt hại hơn 615 triệu đô la.
“Cầu nối tiền điện tử” – một trong số những mục tiêu “yêu thích” của hacker
Song song với sự phổ biến của các tài sản tiền điện tử là những mối đe dọa tiềm ẩn đã và đang diễn ra trên không gian, gây ra những tổn thất vô cùng to lớn cho hệ sinh thái mới nổi.
Theo Chainalysis, tin tặc đã đánh cắp khoảng 1,4 tỷ đô la tiền điện tử kể từ đầu năm đến nay. Mục tiêu được chúng đặc biệt nhắm đến là cầu nối tiền điện tử – một loại phần mềm kết nối các mạng khác nhau và tạo điều kiện cho việc hoán đổi mã thông báo nhanh chóng.
Tom Robinson (Nhà đồng sáng lập kiêm Nhà khoa học trưởng tại Elliptic) cho biết:
Các cầu nối blockchain đã trở thành “miếng mồi ngon” cho bọn tội phạm mạng, với tài sản tiền điện tử trị giá hàng tỷ đô la đã được bỏ vào túi chúng. Tin tặc đã xâm phạm nhưng cây cầu này theo nhiều cách khác nhau, cho thấy mức độ bảo mật trên các phần mềm này vẫn còn quá kém.
Hai trong số những trường hợp mở đầu năm nay bao gồm giao thức dựa trên Binance Smart Chai – Qubit Finance và Wormhole của Solana, các hacker đã lấy đi lần lượt 80 triệu đô la và 320 triệu đô la từ hai giao thức vào tháng 1 và tháng 2.
Đến tháng 3, các tin tặc đã thực hiện một trong những vụ hack tiền điện tử lớn nhất từ trước đến nay, khi lấy đi hơn 588 triệu đô la ETH và 25,5 triệu đô la USDC từ cầu nối Ronin. Bất chấp cuộc tấn công khổng lồ, nhóm đứng sau dự án Sky Mavis đã hoàn lại tiền cho tất cả các nạn nhân bị ảnh hưởng. Sau khi khắc phục các vấn đề lớn, cầu Ronin đã được hoạt động trở lại vào cuối tháng 6.
Kẻ đứng sau cuộc tấn công lịch sử?
Ngay sau vụ hack gây chấn động trên Ronin, nhiều tổ chức đã bắt đầu triển khai các cuộc điều tra để truy ra ai là kẻ đứng sau. Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã xác định rằng nhóm hacker khét tiếng được Triều Tiên hậu thuẫn – Lazarus Group chính là kẻ đứng sau vụ hack lịch sử.
Một số thông tin cho rằng băng đảng này có liên quan mật thiết với Chính phủ Triều Tiên, và số tiền chúng lấy được từ vụ hack được sử dụng cho các mục tiêu quốc gia.
Vài tháng trước, Liên Hợp Quốc cũng đã cáo buộc các nhà lãnh đạo Triều Tiên đang thực hiện các kế hoạch tài trợ cho các cuộc thử nghiệm tên lửa và hạt nhân, thông qua các khoản tiền điện tử đã đánh cắp. Bất chấp các lệnh trừng phạt và cảnh báo, Triều Tiên vẫn tiếp tục phát triển lực lượng quân sự và thử nghiệm các loại vũ khí như vậy.
Source: CryptoPotato.
Lưu ý quan trọng: Toàn bộ nội dung trên website chỉ dành cho mục đích thông tin và hoàn toàn không phải là lời khuyên đầu tư hoặc tài chính. Không có thông tin nào trên trang web này cấu thành để: dựa vào, gợi ý, đề nghị hoặc mời gọi, tham gia vào bất kỳ hoạt động nào liên quan đến đầu tư hoặc giao dịch tài sản số.
Và chúng tôi luôn luôn phải nhắn nhủ rằng: Các khoản đầu tư tiền điện tử có tính chất mạo hiểm và rủi ro cao. Đừng đầu tư nhiều hơn những gì bạn có thể để mất.