R.Bernhard & S.Thomas – Cryptonews. >>> Bernhard Reinsberg, Giảng viên Quan hệ Quốc tế tại Đại học Glasgow , và người đồng cấp Thomas Stubbs tại Đại học London , cho rằng nhiều chương trình của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) gây tổn hại cho các quốc gia đang phát triển và buộc họ phải quay trở lại IMF để xin trợ cấp nhiều hơn, đây cũng có thể là điều cần xem xét đối với El Salvador. Quốc gia này đang đàm phán khoản vay với IMF với trị giá 1 tỷ USD để vá lỗ hổng ngân sách đến năm 2023, trong khi đặt mục tiêu đưa bitcoin (BTC) làm tiền pháp định vào tháng 9 này, một điều đi ngược lại với mong muốn của IMF.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho các nước gặp khó khăn về kinh tế vay. Đổi lại, các nước phải thực hiện một chương trình cải cách chính sách toàn diện. Các chương trình của IMF thường kéo dài từ một đến ba năm. Các quốc gia phải đáp ứng các điều kiện chính sách trong các đợt đánh giá thường xuyên từ ba đến sáu tháng một lần để được tiếp cận với các đợt tài trợ.
Tuy nhiên, trong số 763 chương trình từ năm 1980 đến năm 2015, 512 chương trình bị gián đoạn, trong đó 291 chương trình không tiếp tục. Đây là một tỷ lệ thất bại rất cao do IMF tham gia vào mọi thỏa thuận trên cơ sở họ muốn thấy nó được hoàn thành.
Hai nhà nghiên cứu Bernhard Reinsberg và Thomas Stubbs cũng điều tra phản ứng của thị trường tài chính đối với sự gián đoạn chương trình. Họ nhận thấy rằng sự thất bại của chương trình có những hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế. Thất bại sẽ gửi tín hiệu tiêu cực đến các thị trường, khiến người dân mất niềm tin vào khả năng ổn định nền kinh tế và tiến hành cải cách của các chính phủ. Kết quả là sự gia tăng lạm phát và sự gia tăng chu chuyển vốn làm mất đi nguồn vốn rất cần thiết để đầu tư vào hàng hóa và dịch vụ công cộng của các quốc gia.
IMF thường đổ lỗi cho năng lực yếu kém và thiếu “ý chí chính trị” là nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện kém. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng sự tham vọng trong các chương trình mục tiêu của IMF cũng là một nguyên nhân lớn dẫn đến thất bại, khi các bộ phận chức năng đã sử dụng quyền lực sửa đổi của mình để đưa vào các điều kiện chính sách mà họ quan tâm, mà không xem xét kỹ hoàn cảnh địa phương.
Trong bối cảnh khủng hoảng kép đối với kinh tế và sức khỏe mà COVID-19 mang lại, với một loạt điều khoản từ IMF có thể đẩy các quốc gia vào thảm họa tài chính… và quay trở lại yêu cầu viện trợ từ IMF một lần nữa.