Thị trường NFT lớn nhất thế giới OpenSea đã xác nhận rằng họ chặn người dùng dựa trên danh sách trừng phạt của Mỹ.
Thị trường NFT OpenSea có trụ sở tại Mỹ đã bắt đầu cấm người dùng Iran trên nền tảng của mình gây ra sự phẫn nộ từ những nhà sưu tầm NFT và dấy lên cuộc tranh luận mới về sự phân biệt trong không gian tiền điện tử.
Vào sáng thứ Năm, người dùng OpenSea tại Iran bắt đầu đăng trên Twitter rằng tài khoản của họ đang bị vô hiệu hóa hoặc bị xóa mà không có cảnh báo trước. Nghệ sĩ NFT người Iran “Bornosor” đã chia sẻ sự thất vọng của anh ta với 4.700 người theo dõi, sự việc nhanh chóng thu hút được sự quan tâm thu về 342 lượt retweet và hơn một nghìn lượt thích chỉ trong vòng vài giờ.
Bornosor chia sẻ: “Tài khoản giao dịch trên OpenSea của tôi đã bị vô hiệu hóa/bị xóa mà không có thông báo hoặc bất kỳ lời giải thích nào”.
Người phát ngôn của OpenSea cho biết rằng họ có quyền chặn người dùng dựa trên các lệnh trừng phạt.
“Điều khoản dịch vụ của OpenSea nghiêm cấm rõ ràng đối với người dùng hoặc các vùng lãnh thổ bị trừng phạt. Chính sách không khoan nhượng đối với việc sử dụng dịch vụ của chúng tôi bởi các cá nhân hoặc tổ chức và những người ở các quốc gia bị trừng phạt. Nếu phát hiện các cá nhân vi phạm chính sách trừng phạt chúng tôi sẽ nhanh chóng thực hiện hành động cấm các tài khoản có liên quan”.
OpenSea là một công ty của Mỹ có trụ sở chính tại New York. Lệnh trừng phạt nêu rõ các công ty của Mỹ không được phép cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho bất kỳ người dùng nào có trụ sở tại các quốc gia trong danh sách trừng phạt, bao gồm Iran, Triều Tiên, Syria và bây giờ là Nga.
Những hành động này từ OpenSea đã làm dấy lên cuộc tranh luận về việc liệu các công ty và dịch vụ dựa trên Blockchain lớn có được quyền làm như vậy hay không, cùng với việc MetaMask tham gia vào việc thực thi các cuộc đàn áp dựa trên lệnh trừng phạt.
Tiền điện tử và tài sản kỹ thuật số như NFT tiếp tục chịu sự giám sát ngày càng nhiều từ chính phủ Mỹ, vì nó làm tăng mức độ nghiêm trọng của các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga.
OpenSea vẫn là thị trường NFT lớn nhất thế giới, đạt doanh thu hơn 22 tỷ đô la kể từ khi thành lập.
Đây không phải là lần đầu tiên ngành công nghiệp tiền điện tử tham gia vào tình trạng hỗn loạn xung quanh sự phức tạp của các lệnh trừng phạt quốc tế – nhiều sàn giao dịch tiền điện tử bị lôi kéo vào cuộc tranh luận về việc đóng băng tài sản tiền điện tử của Nga. Sàn giao dịch lớn nhất thế giới, Binance, đã từ chối khóa tài khoản của những người dùng Nga “vô tội”.
Xem thêm: >>> Số lượng người mua NFT giảm mạnh xuống dưới mức 800 nghìn