Ngày càng có nhiều dự án mang mục đích cao cả đã sử dụng nghệ thuật kỹ thuật số để gây quỹ cho các hoạt động từ thiện, đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ trong không gian NFT.
Một trong những dự án tận dụng công nghệ vì lợi ích xã hội là Orica, một nền tảng hỗ trợ các nghệ sĩ và các tổ chức công tác xã hội (SIO), tham gia tạo và bán NFT.
Orica đã ra mắt hôm thứ Năm tại Hội nghị thượng đỉnh về Al & Blockchain (AIBC) ở Malta, đồng thời công bố hợp tác với một tổ chức phi Chính phủ để phát hành NFT trên nền tảng của mình và sử dụng số tiền thu được từ việc bán NFT để xây dựng trường học ở Uganda.
Trường thuộc quần đảo Ssese, một quần đảo gồm 84 hòn đảo ở Hồ Victoria, Uganda. Tổ chức phi Chính phủ, Dự án Bbanga, là một tổ chức từ thiện được đăng ký tại Áo với tư cách là tổ chức phi Chính phủ ở Uganda. Điều này có nghĩa là tất cả các khoản thu đều được kiểm toán bởi chức từ thiện và cơ quan thuế của Viennese.
Trong một thông báo, Danial Nanaei (Người sáng lập Orica) đã chia sẻ rằng:
70 tỷ đô la tiền điện tử đã di chuyển qua Malta sau khi nó trở thành “Đảo Blockchain”, vì vậy không có ý nghĩa gì khi ở cách đó 4.400 km, các gia đình ở Quần đảo Ssese phải sống rất cực khổ. Chúng tôi đã quyết định sử dụng việc ra mắt nền tảng NFT của mình tại hội nghị thượng đỉnh Malta để bắt đầu tạo ra những thay đổi tích cực.
Bbanga Project đã hợp tác bởi nghệ sĩ kỹ thuật số người Đức Mellowmann để phát hành bộ sưu tập NFT lấy cảm hứng từ Uganda. Những người sưu tập tác phẩm của Mellowmann bao gồm Dima Buterin. Bộ sưu tập Ssese Islands NFT mới nhất của anh trên Orica có tên là A Fairer World và đã được học sinh xem trước khi bán đấu giá. Theo Nanaei, dự án Bbanga hy vọng sẽ quyên góp được ít nhất 6.815 đô la (khoảng 6.000 Euro) và hoàn thành việc xây dựng trường học cho trẻ em trên hòn đảo xa xôi Bugala.
Mọi chuyện bắt đầu khi Nanaei và Sani Hayatbakhsh (Người sáng lập của Bbanga Project), gặp được nhau trong một quán cà phê ở Vienna vào năm 2009. Họ giữ liên lạc kể từ đó, Hayatbakhsh chia sẻ với Nanaei rằng mặc dù hội trường chính của trường Uganda đã được xây dựng trong năm nay nhờ vào quỹ từ Thành phố Vienna, nhưng vẫn chưa hoàn thiện. Hayatbakhsh giải thích:
Doanh thu từ NFT có thể giúp chúng tôi hoàn thành tòa nhà. Hai trăm trẻ em nữa sẽ được tiếp cận với nền giáo dục tiểu học. Và tất nhiên, trẻ em của Dự án Bbanga rất hào hứng khi được tham gia buổi ra mắt công nghệ và xem một nghệ sĩ quốc tế tạo ra tác phẩm đặc biệt dành cho chúng.
Bộ sưu tập A Fairer World NFT hiện đã có trên Orica. Ngoài việc gây quỹ, Orica còn hy vọng mang lại nhận thức tốt hơn cho nhiều hoạt động xã hội quan trọng. Cuối năm nay, Orica sẽ phát hành một sáng kiến có tên là Dự án Orica, để biến các nghệ sĩ SIO NFT trở thành tiêu chuẩn hợp tác trên nền tảng của mình.