Chơi game theo suy nghĩ của thế hệ cũ có thể là một hình thức giải trí vô bổ và phí thời gian. Tuy nhiên nó đã được khoa học chứng minh là một phần trong văn hóa của con người và được phát triển trở thành một ngành công nghiệp hàng tỷ đô. Ngày nay với sự tiến bộ của công nghệ kỹ thuật số, đặc biệt là công nghệ Blockchain đã sản sinh ra một khái niệm “Play to earn” đưa nền công nghiệp game lên một tầm cao mới, cho phép con người tạo ra giá trị kinh tế thông qua quá trình trải nghiệm và thư giãn. Hiện nay Play to earn đang là một xu hướng không chỉ trong lĩnh vực game mà còn là một làn gió mới trong không gian Crypto. Hãy cùng Tintucnft tìm hiểu khái niệm Play to earn là gì? cũng như khám phá bản chất cốt lõi của hình thức chơi game kiếm tiền này.
Play to earn là gì?
Mô hình kinh doanh Play-to-Earn là sự phát triển mới nhất trong ngành công nghiệp trò chơi. Đó là một mô hình kinh doanh bao gồm khái niệm nền kinh tế mở và cung cấp lợi ích tài chính cho tất cả người chơi, họ có thể gia tăng giá trị bằng cách đóng góp vào thế giới trò chơi. Hiểu một cách đơn giản nhất Play to earn là hình thức kiếm tiền từ việc chơi game.
Sự bùng nổ của trào lưu Play to earn
Play to Earn đã có từ lâu, ví dụ như những game Võ Lâm Truyền Kỳ, Đột Kích,… mua bán các vật phẩm, nhân vật và tài khoản trong trò chơi và tham gia các giải đấu esport chính là hình thức sơ khai nhất của hình thức play to earn.
Game Blockchain chính thức du nhập vào làng game với sự ra mắt của CryptoKitties vào năm 2017 khi người chơi chỉ có thể mua hoặc ấp trứng để ấp mèo NFT. Sau đó là sự xuất hiện của thế hệ game thứ hai mà chúng ta đang chơi, điển hình là Axie Infinity; Giờ đây, người chơi có thể mang NFT của mình để chiến đấu với những người chơi khác, giúp tăng tính tương tác của nhân vật trong game lên rất nhiều. Tại Philippines, Axie Infinity đã trở thành dự án tiên phong khi đạt mức tăng trưởng lên tới 2 tỷ USD nhờ sự kết hợp giữa trò chơi trực tuyến và Blockchain.
Từ cuối năm 2020 đến giữa năm 2021 khi đại dịch COVID-19 bùng phát, cũng chính là thời điểm đánh dấu sự bùng nổ của dòng game “Play to earn”. Vào thời điểm này, nhiều quốc gia ban lệnh phong tỏa, các nhà máy, xí nghiệp công ty, đóng cửa đã khiến nhiều người thất nghiệp và sẵn sàng kiếm tiền thông qua việc chơi game.
Tổng vốn hóa của thị trường NFT đã tăng từ 338 triệu đô la vào cuối năm 2020 lên mốc 22 tỷ đô la vào năm 2021. Phần lớn trong số đó đang được tập trung vào ngành công nghiệp trò chơi.
Nguyên nhân Play to Earn bùng nổ
Play to Earn của blockchain gaming luôn gắn liền với NFTs, công nghệ này đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành các dự án về gaming, bởi nó có đầy đủ các yếu tố cần thiết để khiến những phần thưởng, item và nhân vật trong game trở nên có giá trị.
NFT là đòn bẩy
Token không thể thay thế (NFT) – một loại tài sản kỹ thuật số bắt đầu phổ biến trong những năm gần đây. NFT là những tài sản độc nhất vô nhị và không thể sao chép được, khác với các tài sản có thể thay thế như tiền, cổ phiếu hoặc vàng. Điều đáng nói ở đây đó là những NFT token như vậy thường không có giá trị vật chất mà chỉ tồn tại dưới hình thức trực tuyến. Chính vì thế NFT token được ứng dụng rất nhiều bởi các nghệ sĩ, họa sĩ hay nhà phát triển game để token hóa các sản phẩm của mình.
Quyền sở hữu thực sự (true ownership)
Ở các game truyền thống, vật phẩm trong game chỉ có thể được giao dịch trong game đó. Mọi quyền lực đều thuộc về nhà phát hành, họ có thể kiểm soát nguồn cung, công dụng và giá trị của vật phẩm chứ không phải là người chơi. Và nếu như nhà phát hành đó phá sản và đóng game, mọi giá trị và công sức của người chơi sẽ trở nên vô ích.
Ngược lại, với việc tận dụng NFT và các đặc tính của chúng, các game NFT giúp giải quyết bài toán ở trên và cho người chơi:
- Sở hữu thực sự: Người dùng sở hữu vật phẩm dưới dạng NFT (token) và được chứng nhận bởi Blockchain, do đó không nhà phát hành nào có thể lấy đi vật phẩm, kể cả sever có sập. Vật phẩm là token giúp người dùng có thể giao dịch với bất kỳ ai trên thế giới mà không bị giới hạn trong game như trước.
- Tính bảo lưu giá trị: NFT là độc nhất vô nhị, số lượng NFT được phát hành và các đặc tính của chúng là cố định và không thể thay đổi. Do đó sẽ không có chuyện vật phẩm hiếm trở nên “bớt hiếm” đi. Ngoài ra, với việc ngày càng nhiều hệ sinh thái game và các Dapps khác nhau hỗ trợ NFT, đồng nghĩa với việc tính ứng dụng của chúng đang ngày càng tăng chứ không chỉ giới hạn ở một game duy nhất.
Chơi miễn phí là cơ sở
Mô hình kinh doanh miễn phí là cơ sở đầu tiên để người chơi có thể gia nhập vào game, nó cho phép game thủ có được một trò chơi hoàn toàn miễn phí mà không cần bất kỳ cam kết tài chính nào.
Tuy nhiên, các trò chơi miễn phí luôn có thể tải xuống sẽ mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm hạn chế. Vì vậy, người chơi sẽ cần phải trả tiền để tăng nâng cấp hoặc để có được các vật phẩm đặc biệt. Tất nhiên, đi kèm với đó là những lợi ích kinh tế sẽ tăng theo cấp độ đầu tư của người chơi.
Tiềm năng của game play to earn
Làm thế nào để có thể thu hút người chơi một cách lâu dài luôn là một thách thức lớn với các nhà làm game, các vật phẩm trong game truyền thống chỉ mang tính “hút máu” người chơi và chỉ mang lại tính trải nghiệm nhất thời.
Tuy nhiên, các blockchain gaming ra đời đã hoàn toàn thay đổi nhận định này. Xu hướng game NFT không chỉ đưa ra các vật phẩm độc đáo đem lại trải nghiệm thú vị cho người chơi mà còn có thể sinh ra thu nhập thụ động, kiếm tiền từ nhiều cách khác nhau.
Theo Newzoo, một trong những trang thu thập data về mảng gaming hàng đầu thế giới, thị trường gaming đang có sự phát triển đều đặn hàng năm. Nếu xét theo tốc độ phát triển trung bình hiện tại, thị trường này có thể đạt 200 tỷ đô với 3 tỷ người chơi vào năm 2023.
Một tiềm năng khác đó là blockchain game còn được kết hợp với DeFi. Người chơi sẽ kết hợp việc sưu tầm NFT với farming và các tính năng của DeFi khác. Chẳng hạn như khi chơi, người chơi sẽ nhận được phần thưởng là các NFT rồi sử dụng chúng để Farming và kiếm thêm lợi nhuận.
Một số thách thức đối với game play to earn
Mặc dù tiềm năng rất lớn nhưng Play to Earn vẫn phải đối mặt với những vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng tới khả năng phát triển trong tương lai đó là:
Thể loại game không đa dạng
Gaming truyền thống với các thể loại Moba, bắn súng FPS, sinh tồn, nhập vai, thủ thành,…đầy cuốn hút và hấp dẫn. Ngược lại, thể loại game của các dự án Play to Earn đang rất ít và hình ảnh đồ họa không quá bắt mắt, không thu hút người chơi.
Cơ sở hạ tầng chưa đủ mạnh
Việc xử lý các tương tác trong game sẽ khác biệt hoàn toàn với xử lý những giao dịch thông thường. Nó yêu cầu tốc độ và độ ổn định cao, chính vì vậy mà phần lớn các dự án Play to earn hot hiện tại đều không phát triển trên Ethereum do vấn đề về chi phí và tốc độ.
Khi Play to Earn càng phát triển, lượng người dùng sẽ ngày càng lớn dẫn tới sức ép lên cơ sở hạ tầng. Vì vậy để blockchain gaming phát triển mạnh mẽ, cần có những nền tảng blockchain thực sự đột phá về tốc độ, chi phí và độ ổn định.
Yêu cầu vốn để chơi game quá cao
Những dự án hot hiện tại đều yêu cầu người chơi bỏ ra một khoản vốn nhất định đề đầu tư nhân vật và chơi game. Ví dụ như Axie, bạn cần bỏ ra trung bình 800$-1000$ ở thời điểm ban đầu.
Mặc dù thông qua quá trình chơi game, người chơi có thể kiếm tiền và sau một thời gian sẽ hoàn lại vốn nhưng không phải người chơi nào cũng sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để tìm hiểu một tựa game.
Các tựa game play to earn hot nhất hiện nay
1. Axie Infinity
Đây là một dự án đang làm mưa làm gió thị trường tiền số thời gian vừa qua. Axie Infinity là một dự án game NFT đến từ Việt Nam chạy trên nền tảng blockchain Ethereum sử dụng tiền điện tử AXS và SLP, được sáng lập và phát triển từ năm 2017.
Xem thêm:>>> Axie Infinity là gì? Giới thiệu Axie Token (AXS) và hướng dẫn chơi game Axie
2. My DeFi Pet
My DeFi Pet là một trò chơi nuôi thú ảo được TopeBox phát triển trên hai hệ sinh thái Binance Smart Chain và KardiaChain. My DeFi Pet mang đến những trải nghiệm game thuần túy kết hợp tính năng giao dịch DeFi với sưu tập NFT. Người chơi có thể thu thập, ấp/giao dịch quái thú, chiến đấu và tham gia vào các sự kiện để nhận phần thưởng lên đến 100.000 USDT trong mỗi mùa giải.
Xem thêm: >>> Tìm hiểu về game NFT – My DeFi Pet
3. Alien Worlds
Alien Worlds là một game được xây dựng dựa trên nền tảng blockchain. Mô phỏng lại một thế giới gồm nhiều hành tinh, nhiệm vụ trong game của bạn là dành lấy những nguồn tài nguyên đang dần khan hiếm trên hành tinh này như đất, đồ tạo tác… Người chơi trong thế giới này chủ yếu là để kiếm được Token Trilium (TLM).
Xem thêm: >>> Alien Worlds là gì? Khám phá vũ trụ qua phiên bản metaverse game NFT
4. My Neighbor Alice
My Neighbor Alice là một trò chơi dựa trên thế giới mở với sự tham gia của nhiều người. Trò chơi này cung cấp nền tảng cho người chơi xây dựng vùng đất của riêng mình. Trong game, bạn có thể tương tác với hàng xóm, thực hiện các hoạt động đời thường thú vị và kiếm phần thưởng.
Xem thêm: >>> My Neighbor Alice là gì? Tìm hiểu hệ sinh thái của MNA
5. CryptoBlades
CryptoBlades là một trò chơi nhập vai NFT trực tuyến được phát hành trên Binance Smart Chain và phát triển bởi Riveted Games. Game xoay quanh việc đánh bại kẻ thù, chiến đấu với quái vật, chế tạo vũ khí độc đáo và tham gia các cuộc đột kích để nhận được SKILL – token chính của CryptoBlades.
Xem thêm: >>> CryptoBlades là gì? Khám phá game nhập vai dựa trên BSC
Kết luận
Theo DappRadar, một công ty theo dõi dữ liệu có trụ sở tại Lithuania, khối lượng giao dịch của các bộ sưu tập NFT hàng đầu như Axie Infinity, CryptoPunks và ArtBlocks đã tăng hơn 300% trong tháng 7/2021, tạo ra doanh thu hơn 1,5 tỷ đô la và có thể tạo ra một con đường mới cho sự tăng trưởng bền vững trong ngành.
Đối chiếu với vốn hóa của các dự án gaming (theo coingecko) thì tổng vốn hóa hiện tại chỉ xấp xỉ 10 tỷ $. Tuy con số quá bé khi so sánh với thị trường game truyền thống, nhưng Play to earn là lĩnh vực mới mẻ. Do đó chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vào thế hệ game tiếp theo sẽ khắc phục những hạn chế của game hiện tại giúp mang tới trải nghiệm và chất lượng game tốt hơn cho người chơi.
Source: Tintucnft tổng hợp