Các nền tảng NFT là nơi để nghệ sĩ và các nhà sáng tạo đưa các tác phẩm nghệ thuật của họ đến gần hơn với công chúng. Hiện nay với sự bùng nổ của không gian NFT, nhiều nền tảng được tạo ra để cho người dùng dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm trí tuệ. Tuy nhiên, sự tràn lan này lại dẫn đến một thực trạng là người dùng khó có thể chọn ra một nền tảng ưu việt. Vì vậy CryptoleakVn sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản cũng như những đặc trưng về Top 5 NFT Marketplace hiện đang làm mưa làm gió trong không gian Crypto. Lưu ý số thứ tự mà chúng tôi đưa ra không mang tính chất so sánh.
1. OpenSea
OpenSea là thị trường NFT phi tập trung đầu tiên, được thành lập bởi Alex At allah và Devin Finzer vào tháng 1 năm 2018.
OpenSea là một thị trường ngang hàng phi tập trung để mua, bán và giao dịch hàng hóa kỹ thuật số hiếm, từ các mặt hàng chơi game đến đồ sưu tầm và các tác phẩm nghệ thuật, được xây dựng trên công nghệ mã thông báo không thể thay thế (NFT) và chạy trên chuỗi khối Ethereum . OpenSea có thể được xem là thị trường NFT lớn nhất, vì nó có nhiều loại mặt hàng sẵn có trong hơn 200 danh mục. OpenSea hiện có hơn 10 triệu lượt truy cập hàng tháng trên trang web. Đây cũng là nền tảng cho ra đời một số dự án NFT phổ biến nhất như Cryptopunks , Axie Infinity , Gods Unchained, CryptoKitties, SuperRare, v.v. Đồng thời nền tảng cũng thu hút sự chú ý của nhiều tên tuổi nổi tiếng như Mark Cuban, Gary Vaynerchuk và Chamath Palihapitiya
Trang web: https://opensea.io/
Giao dịch NFT trên OpenSea
Giao dịch trên OpenSea là một hoạt động ủy thác tối thiểu. Các giao dịch của bạn sẽ dựa trên các hợp đồng thông minh, không phải bên thứ ba.
OpenSea cho phép giao dịch NFT trên thị trường toàn cầu nhưng không có quyền giám sát đối với bất kỳ mặt hàng nào được liệt kê trên nền tảng. Thay vào đó, OpenSea cho phép giao dịch thông qua hợp đồng thông minh khi người dùng lưu trữ các mặt hàng của họ trong ví mà họ đã chọn.
ETH là loại tài sản mặc định được sử dụng để mua NFTs, Tuy nhiên, nền tảng này cũng chấp nhận hơn 200 tùy chọn thanh toán như USDC , DAI, REVV , SAND , MANA , wBTC , MEME , và nhiều hơn nữa.
Điểm nổi bật của Opensea
- OpenSea có phí giao dịch và niêm yết thấp. Người bán và người mua thanh toán tối đa 2% đến 2,5%, Phí gas này thấp hơn nhiều so với các thị trường khác, nơi mức phí thường từ 7,5% đến 8,5%.
- OpenSea còn miễn phí Gas cho các cuộc đấu giá có giá thầu cao nhất.
- OpenSea cung cấp rất nhiều tính năng và hỗ trợ cho người dùng, đặc biệt là cho các nghệ sĩ và nhà sáng tạo
- OpenSea kết nối trực tiếp với các ví như MetaMask và nhiều Ví tiền điện tử phổ biến khác.
2. Nifty gateway
Nifty Gateway, được tạo ra bởi một công ty an ninh mạng có tên Gemini và mua lại bởi cặp song sinh Cameron và Tyler Winklevoss vào tháng 11 năm 2019. Đây là một thị trường NFT độc quyền kết hợp công nghệ blockchain vào các tác phẩm nghệ thuật sưu tầm nhằm cố gắng tạo ra một bộ tài sản phong phú có giá trị cao.
Nifty Gateway tạo ra một không gian dành riêng cho âm nhạc và tác phẩm nghệ thuật đã được quản lý bởi nhóm Nifty. Đây là nơi quy tụ giới nghệ sĩ và nhà sáng tạo hàng đầu thế giới. Người dùng có thể tìm thấy các tác phẩm âm nhạc của các DJ, nhạc sĩ nổi tiếng như Deadmau5, Carl Cox, Gramatik, Ozuna và rapper Lil Yachty . Những bức tranh tường về các siêu sao thể thao như cầu thủ bóng rổ NBA, Kobe Bryant hay cầu thủ bóng đá, Mesut Ozil. Bên cạnh đó, người dùng còn có cơ hội chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật, bộ sưu tập kỹ thuật số độc đáo đến từ những nhà sáng tạo hàng đầu như Beeple, tác giả có tác phẩm giá cao nhất mọi thời đại “The First 5000 Days” trị giá 69 triệu USD.
Trang web: https://niftygateway.com/
Giao dịch NFT trên NiftyGateway.
Để thực hiện trao đổi mua bán hoặc đút sản phẩm trên Nifty Gatewway người dùng cần phải tạo Ví Omnibus Nifty Gateway thông qua việc sử dụng MetaMask.
Trên Nifty Gateway, phí giao dịch thường là là 5%, một trong những nhược điểm của Nifty Gateway là phí lên xuống bất ngờ và không minh bạch. Nhưng ngược lại, mỗi khi tác phẩm nghệ thuật được bán lại, các nghệ sĩ sẽ nhận lại được 10% lợi nhuận.
Bên cạnh đó, Nifty Gateway chỉ cho phép rút tiền Trực tiếp vào tài khoản Ngân hàng ở Hoa Kỳ. Trong khi những nghệ sĩ ở những khu vực khác có thể phải chuyển lợi nhuận bán hàng của họ vào ví tiền điện tử và sau đó sử dụng ví tiền điện tử để gửi tiền trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của họ.
Điểm nổi bật của Nifty Gateway
- Tính thẩm mỹ của tác phẩm nghệ thuật được tạo ra bởi những nghệ sĩ và người sáng tạo hàng đầu trong thế giới NFT
- Người dùng có thể nhận được 10% hoa hồng khi các NFTs của họ được bán lại.
- Độ an toàn và bảo mật cao, vì nền tảng này có xuất phát điểm từ một công ty an ninh mạng Gemini
3. Superrare
Super Rare được thành lập vào năm 2017 bởi John Crain, Charles Crain và Jonathan Perkins, là một thị trường NFT tập trung vào nghệ thuật độc quyền dựa trên Blockchain ETH. Đồng nghĩa người dùng rất khó để đưa tác phẩm của họ lên nền tảng. Tuy nhiên, một khi bạn đã tham gia Super Rare, có thể có rất nhiều tiềm năng để tác phẩm nghệ thuật của bạn đạt được thành công và bán với giá cao ngất ngưởng.
Trên thực tế, tính năng chính của nền tảng này là độ tin cậy khi sử dụng chuỗi khối Ethereum, các nghệ sĩ và nhà sưu tập luôn có thể chắc chắn rằng các tác phẩm NFT được đề xuất không thể bị sửa đổi.
SuperRare cũng nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh vì là một nền tảng nơi những người yêu thích Crypto Art có thể kết nối và tương tác với nhau. Đó là lý do tại sao người dùng có thể biết ai là nhà sưu tập và nghệ sĩ thịnh hành nổi tiếng nhất, họ đã mua hoặc tạo ra bao nhiêu tác phẩm. Bạn có thể xem các tác phẩm nghệ thuật, kèm theo mô tả hoặc lịch sử của chúng.
Trang web: https://superrare.com/
Mua, bán và tạo NFT trên SuperRate
Nền tảng có tính chọn lọc cao này dường như không quan tâm đến những người đóng góp là người nổi tiếng và đưa ra những yêu cầu khắt khe đối với các tác phẩm NFT được phép xuất hiện trên nền tảng. Điều này khiến SuperRare trở thành một trong những nền tảng đáng mơ ước nhất trong nghệ thuật tiền điện tử. Đối với những tác phẩm được chấp nhận, các nghệ sĩ chỉ có thể đúc một bản gốc để có tính độc quyền và khan hiếm hơn.
Ngoài ra, hệ thống hợp đồng thông minh của SuperRare cho phép người tạo ra tác phẩm, sẽ nhận được hoa hồng từ giá bán lại cho thị trường thứ cấp, tương tự như tiền bản quyền. Mỗi lần NFT được bán lại, người tạo ra nó sẽ nhận lại một khoản phí phần trăm, tiền hoa hồng đối với lần bán lại đầu tiên , nghệ sĩ nhận được 85% lợi nhuận trong khi SuperRare có 15% hoa hồng.
Tuy nhiên, một trong những hạn chế của Super Rare là phí phòng trưng bày khá cao lên đến 15%. Trong khi các khoản phí khác bao gồm phí người mua là 3%.
Điểm nổi bật của Super Rate
- Tính khan hiếm và độc đáo của tác phẩm NFT
- Người mua có thể truy xuất được nguồn gốc của các NFT rõ ràng và minh bạch
- Các nhà sáng tạo có cơ hội nhận được tiền hoa hồng cho đến những lần bán sau.
4. Foundation
Foundation đã được ra mắt vào tháng 2 năm 2021 tại Hoa Kỳ. Trọng tâm chính của Foundation là nghệ thuật kỹ thuật số độc quyền. Nền tảng được xây dựng trên mạng Ethereum. Nó tự gọi mình là nền kinh tế sáng tạo mới. Foundation mặc dù đến muộn trong không gian NFT, nhưng thực tế gần đây đã gặt hái được rất nhiều thành công nhất định. Danh sách dài những người sáng tạo có NFT được bán trên thị trường này bao gồm những cái tên như * Chris *, Pak, Kevin Roose, pplpleasr, Jack Butcher, v.v.
Edward Snowden NFT là một trong những tác phẩm nổi bật được đấu giá trên Foundation, tác phẩm là một bản phán quyết của tòa án về việc giám sát hàng loạt của Cơ quan An ninh Quốc gia của Hoa Kỳ đã vi phạm quyền riêng tư, được bán với giá 5,4 triệu đô la và tất cả đã được quyên góp cho một tổ chức báo chí.
Trang web: https://foundation.app/
Giao dịch NFTs trên Foundation
Lý do tại sao Foundation được liệt kê trong danh sách 5 thị trường NFT hàng đầu dành cho các nghệ sĩ là vì có thể rất khó để đưa sản phẩm NFT vào Foundation. Foundation tiếp cận với cộng đồng NFT bằng cách để nghệ sĩ tự chọn và mời nghệ sĩ khác tham gia thị trường.
Nghệ sĩ sẽ nhận được 10% giá trị bán hàng bất kỳ khi nào một nhà sưu tập bán lại tác phẩm của họ cho người khác với giá cao hơn.
Bên cạnh đó, phí ở Foundation khá cao, phí gas cao nhất cho một giao dịch trên nền tảng là 15%. Phí gas phụ thuộc vào người mua và người bán và nếu bạn bán hàng và nếu người mua chưa hoàn thành giao dịch, bạn có thể trả thêm phí gas để đẩy nhanh giao dịch.
Điểm nổi bật của Foundation.
- Foundation là một nền tảng hợp lý hóa trải nghiệm người dùng, cung cấp một cách thức đơn giản để đặt giá thầu trên nghệ thuật kỹ thuật số.
- Nền tảng cung cấp sự minh bạch và không cần tin cậy cho quá trình đấu giá giúp người dùng dễ dàng biết được khi nào một tác phẩm được tạo ra, ai là người tạo ra nó và toàn bộ lịch sử về người đã sở hữu nó kể từ đó.
- Do các nghệ sĩ tham gia nền tảng được chọn lọc khắt khe nên tác tác phẩm NFTs trên nền tảng có tính độc đáo và giá trị cao.
5. Rarible
Rarible là một nền tảng có trụ sở tại Moscow được Alex Salnikov và Alexei Falin ra mắt vào đầu năm 2020. Về cơ bản, nó là một thị trường NTF kỹ thuật số tập trung vào các tài sản nghệ thuật. Đây cũng là một trong những thị trường NFT lớn nhất có mã nguồn mở, nơi người mua có thể đúc, mua hoặc bán các bộ sưu tập kỹ thuật số. Trọng tâm chính của nền tảng là nội dung nghệ thuật và đồ sưu tập ảo.
Thông thường, những sản phẩm được tạo từ NFT sẽ được giao dịch thông qua ETH. Tuy nhiên, đội ngũ của Rarible cũng mong muốn phát triển cộng đồng thông qua token gốc của Rarible là RARI.
Mua bán và tạo NFT trên Rarible
Điều khiến Rarible thực sự nổi bật là nhờ quy trình đúc NFT độc đáo của nó. Các nghệ sĩ hoặc nhà sưu tập có thể đúc NFT mà không cần phải viết mã của chúng hoặc học cách viết mã. Bên cạnh đó phí gas trên nền tảng cũng cực kì thấp chỉ rơi vào khoảng từ 2% đến 5%. Do đó, có rất ít rào cản để gia nhập nền tảng và hầu như bất kỳ ai cũng có thể tham gia nền tảng, tạo NFT
Một trong những nhược điểm của Rarible về cơ bản là rào cản gia nhập thấp. Mặc dù điều này rất tốt cho các nghệ sĩ và đặc biệt là những người không có kỹ năng viết mã, nhưng nó có thể khiến nền tảng trở nên rất bão hòa và đông đúc. Do đó, người dùng sẽ không bao giờ biết liệu NFT của họ có bán hoặc thậm chí tiếp cận một nhà sưu tập tiềm năng hay không.
Bên cạnh đó, Rarible mang lại cho người dùng rất nhiều tự do vì họ cũng có thể đặt phí bản quyền của mình. Không giống như các thị trường khác nơi phí bản quyền được cố định ở mức 10%, người dùng Rarible được phép đặt Tiền bản quyền của riêng họ.
Trang web: https://rarible.com/
Điểm nổi bật của Rarible
- Rarible vẫn khá đơn giản để người dùng mới thao tác và tiếp cận.
- Phí gas thấp thấp và quy trình đúc dễ dàng không qua chọn lọc, giúp bất kỳ ai cũng có thể tạo ra NFT trên nền tảng
- Các giao dịch thay đổi được thực hiện thông qua một hợp đồng thông minh và thông tin được ghi trên một sổ cái blockchain. Điều này mang lại sự bảo mật và minh bạch cho cả người mua và người bán.
Tổng kết
Mỗi nền tảng NFT Marketplace đều có những ưu, nhược điểm khác nhau và phục vụ cho một phân khúc thị trường nhất định. Ví dụ bạn là một nhà sáng tạo mới muốn gia nhập thị trường NFT bạn có thể dễ dàng đưa sản phẩm của mình đấu giá trên Opensea hay Rarible với quy trình đơn giản và phí gas thấp. Tuy nhiên, những nhà sáng tạo hàng đầu và nhiều nghệ sĩ có tiếng lại lựa chọn các nền tảng có tính chọn lọc cao chẳng hạn như Foundation hay Nifty gateway, vì vậy việc đánh giá nền tảng nào tốt nhất tùy thuộc vào nhu cầu và đối tượng người dùng. Bên cạnh đó trong không gian NFTs còn rất nhiều nền tảng cung cấp không gian sáng tạo cho nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, xã hội như thể thao, âm nhạc, trò chơi điện tử trực tuyến… Tất cả sẽ được CryptoleakVn đề cập trong những bài viết tiếp theo.