Các cuộc tấn công mạng do Triều Tiên hậu thuẫn vào các công ty công nghệ và tiền điện tử, sẽ ngày càng trở nên phức tạp hơn theo thời gian khi quốc gia này tiếp tục đối mặt với các lệnh trừng phạt kinh tế, cùng với tình trạng thiếu hụt tài nguyên kéo dài.
Trong một cuộc phỏng vấn với CNN gần đây, Cựu thành viên của Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) – Soo Kim, cho biết rằng quá trình tạo ra thu nhập từ tiền điện tử ở nước ngoài hiện đã trở thành một cách “kiếm sống” đối với người dân Triều Tiên:
Trước những thách thức mà người dân Triều Tiên đang phải đối mặt, như thiếu lương thực hay ngày càng ít quốc gia sẵn sàng giúp đỡ Triều Tiên… thì việc kiếm tiền từ tiền điện tử là thứ mà họ sẽ tiếp tục sử dụng, vì về cơ bản không ai có quyền cấm cản họ.
Theo Kim, mặc dù hiện nay ngành công nghiệp này chưa hoàn chỉnh, nhưng xét về cách tiếp cận người nước ngoài và tìm kiếm các điểm yếu của họ, đó vẫn là một thị trường mới đối với Triều Tiên.
Vấn nạn về sự xâm nhập của Triều Tiên gây ra vô số những rủi ro
Nhà phân tích chính sách của RAND Corporation, đã đưa ra bình luận xoay quanh công bố tư vấn chung từ Chính phủ Hoa Kỳ về sự xâm nhập của các đặc vụ Triều Tiên vào lĩnh vực công nghệ, theo ông điều này sẽ gây ra rủi ro về tài sản trí tuệ, dữ liệu và đánh cắp tiền có thể được sử dụng để né tránh các lệnh trừng phạt.
Ngoài ra, Cựu thành viên cơ quan tình báo FBI – Nick Carlsen cũng chia sẻ về vấn đề này với CNN rằng người của CHDCND Triều Tiên nhúng tay vào các công ty lớn sẽ không chỉ kiếm thêm thu nhập dùng để lách lệnh trừng phạt, mà còn có thể xác định được các lỗ hổng trong một số hệ thống khách hàng mà các đồng đội hacker của họ có thể lợi dụng để khai thác. Carlsen giải thích rằng:
Bất kỳ lỗ hổng nào mà họ có thể xác định trong hệ thống của khách hàng đều sẽ có nguy cơ nghiêm trọng.
Trong một tiết lộ trên Twitter về tin tặc Triều Tiên, The Difi Edge lưu ý rằng các cuộc tấn công tiền điện tử này thường nhắm mục tiêu vào các cầu nối, tập trung vào các công ty có trụ sở ở Châu Á và thường bắt đầu bằng cách lợi dụng sự chủ quan, không cảnh giác của những thành viên trong nhóm phát triển.
Triều Tiên đã được xác định là đứng sau một số cuộc tấn công mạng lớn nhất lịch sử tiền điện tử gần đây, bao gồm vụ hack trị giá 620 triệu đô la của Axie Infinity và vụ hack 100 triệu đô la của giao thức Harmony.
Một báo cáo từ Coinclub vài ngày 29/6 ước tính có khoảng 7.000 tin tặc toàn thời gian ở Triệu Tiên đang làm việc để gây quỹ thông qua các cuộc tấn công ransomware và hack giao thức tiền điện tử.
Source: Felix Ng – Cointelegraph.
Lưu ý quan trọng: Toàn bộ nội dung trên website chỉ dành cho mục đích thông tin và hoàn toàn không phải là lời khuyên đầu tư hoặc tài chính. Không có thông tin nào trên trang web này cấu thành để: dựa vào, gợi ý, đề nghị hoặc mời gọi, tham gia vào bất kỳ hoạt động nào liên quan đến đầu tư hoặc giao dịch tài sản số.
Và chúng tôi luôn luôn phải nhắn nhủ rằng: Các khoản đầu tư tiền điện tử có tính chất mạo hiểm và rủi ro cao. Đừng đầu tư nhiều hơn những gì bạn có thể để mất.