Ngân hàng Trung ương Venezuela sẽ ra mắt CBDC vào tháng 10 và sẽ khởi chạy hệ thống trao đổi dựa trên SMS để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng nó. Đồng thời sẽ cắt giảm sáu số 0 khỏi tiền tệ do lạm phát hoành hành.
Kể từ ngày 1 tháng 10, đồng bolivar kỹ thuật số sẽ bắt đầu được đưa vào lưu thông trong nền kinh tế, với tỷ lệ 1:1 so với tiền mặt.
Ngân hàng Trung ương Venezuela đưa ra thông báo vào ngày 6 tháng 8 cho biết CBDC sẽ đi kèm với một hệ thống trao đổi dựa trên SMS để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán và chuyển khoản giữa những người dùng của mình. Ngân hàng tuyên bố rằng CBDC và định nghĩa lại tiền tệ sẽ không ảnh hưởng đến giá trị của đồng bolivar và việc đại tu là một phần của động thái nhằm đơn giản hóa việc sử dụng tiền tệ. Ngoài ra ngân hàng cho biết:
Đồng bolivar sẽ không thay đổi giá trị, các chính sách sửa đổi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng và đơn giản hóa quy mô tiền tệ.
Nicolas Maduro (Tổng thống Venezuela) lần đầu tiên đưa ra ý tưởng về đồng bolivar kỹ thuật số vào tháng 2 khi ông vạch ra việc phát hành CBDC là một trong những hành động mà chính phủ đang thực hiện để hiện đại hóa và xây dựng lại nền kinh tế. Các loại tiền kỹ thuật số do nhà nước phát hành đã không còn quá xa lạ, khi đồng Petro được chốt giá dầu vào năm 2018 như một công cụ để lách các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.
Đây là lần thứ hai trong 3 năm Venezuela điều chỉnh lại đồng bolivar kể từ khi Maduro cắt 5 số 0 khỏi đồng tiền này vào năm 2018 khi lạm phát đạt mức cao nhất là 1,8 triệu phần trăm. Năm 2020, tỷ lệ hàng năm đã giảm xuống ước tính khoảng 2.300%.
Luis Vicente Leon (nhà kinh tế và chủ tịch của Datanalisis có trụ sở tại Caracas) đã chỉ trích động thái này, ông cho rằng một định nghĩa lại đồng tiền khác sẽ không giải quyết được vấn đề, cơ bản điều này đang làm giảm giá trị của nó:
Việc loại bỏ những số 0 đó không giải quyết được lý do bắt nguồn của vấn đề. Nếu không giải quyết được tận gốc vấn đề, chúng ta sẽ gặp vấn đề tương tự trong nhiều tháng nữa.
Venezuela đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài do nền kinh tế phải hứng chịu các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và siêu lạm phát. Vào tháng 9 năm 2020, Maduro đã đề xuất một dự luật chống trừng phạt nhằm tìm cách sử dụng tiền điện tử như một công cụ để trốn tránh các lệnh trừng phạt áp đặt lên đất nước.